Tã dán dùng trong bao lâu? Cách thay tã dán đúng cách

Tã dán dùng trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tháng tuổi của bé. Với trẻ 0 – 1 tháng tuổi, mẹ cần thay tã dán 2h/lần. Với trẻ lớn hơn, thời gian cần thay tã thường là 3 – 4h/lần. Để biết rõ thời điểm nên thay tã dán cho bé, mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!

Tã dán dùng trong bao lâu theo từng giai đoạn của bé

Tã dán dùng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể của bé

 

  • Tháng đầu tiên: Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.
  • Từ 1 tháng trở lên: Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiêu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì cục cưng thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng.
  • Chú ý những lần thay tã: Để ý lịch thay tã cho bé là điều rất quan trọng, vì tã ướt và bẩn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được ăn uống đầy đủ. Mặc dù trẻ em có xu hướng tiêu tiểu theo các lịch trình khác nhau, bé yêu của bạn cần thay tã ít nhất 6 lần mỗi ngày. Nếu con không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiêu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.
  • Bé lớn hơn và chuyện tập ngồi bô: Cuối cùng, bé yêu của bạn sẽ phát triển đủ để không còn nhu cầu mặc tã. Hầu hết trẻ em kiểm soát được bàng quang của mình lúc 18 tháng tuổi nhưng điều đó không có nghĩa bé đã sẵn sàng về mặt tinh thần để bắt đầu tập ngồi bô. Chỉ khoảng 22% trẻ em không cần mặc tã lúc được 2 tuổi rưỡi nhưng 88% tạm biệt tã lúc 3 tuổi rưỡi. Khi bé con có thể duy trì tình trạng khô ráo mà không cần một lần thay tã nào trong ít nhất hai tiếng liên tục, đến lúc bạn có thể cân nhắc chuyện dạy con cách sử dụng nhà vệ sinh rồi đấy!

Dấu hiệu nhận biết khi nào nên thay tã dán cho bé

Ngoài những thời điểm ở trên, Góc của mẹ tổng hợp thêm dấu hiệu nhận biết dễ dàng mỗi khi “đến giờ thay tã” cho con.

  • Khi bỗng dưng bé quấy khóc: Bé đang chơi hoặc ngủ ngon bỗng dưng khóc, có thể tã đầy, tã ẩm ướt hoặc lạnh đó mẹ. Mẹ kiểm tra tình trạng tã để thay cho con nhé.
  • Khi ngửi thấy mùi khó chịu quanh chỗ bé nằm: Mùi khó chịu này có thể là do bé “ị đùn” hoặc mùi nước tiểu quá nhiều. Đây là dấu hiệu đến lúc thay tã cho bé rồi đó!
  • Khi thấy vạch báo đầy chuyển màu: Ngày nay, tã dán đã được cải tiến nhiều hơn, có thêm vạch báo đầy, cực tiện để mẹ biết và  thay tã cho bé. Mỗi loại tã có màu sắc vạch báo đầy khác nhau, mẹ tham khảo và tìm hiểu kỹ tính năng này trước khi sử dụng cho bé nhé. Ví dụ với tã dán Lucky Baby, Vạch báo thông minh, đổi màu khi bỉm đã đầy, dải băng dính cuộn bỉm sau khi sử dụng.

Lưu ý: Sau khi ăn và ngủ dậy, bé có thể đi ị hoặc đi tiểu nhiều hơn, mẹ cần chú ý và thay tã ngay khi bé ị hoặc tã đầy sau 1 giấc ngủ.

Cách thay tã dán dúng cách

Có rất nhiều lý do để mẹ hiện đại sử dụng bỉm đúng cách giúp việc chăm sóc con nhàn nhã hơn. Tuy nhiên, trước khi dùng tã dán mẹ cũng cần tìm hiểu cách sử dụng đúng để giúp bé thoái mái và khỏe mạnh nhé!

 

các bước sử dụng Lucky Baby

Các bước khi sử dụng tã dán Lucky Baby đúng cách

 

Các bước thay tã dán:

Bước 1: Đầu tiên, các mẹ cần rửa sạch và lau khô tay. Đặt em bé nằm ngửa. Cởi quần, áo nếu khiến cho quá trình thay tã vướng víu. Cởi bỏ tã bẩn. Đối với tã dùng một lần, mẹ gỡ từng miếng dính ở tã và gập lại. Nâng hai chân bé lên một cách nhẹ nhàng và kéo tã bẩn ra ngoài, đặt sang một bên. Sau đó vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng khăn ướt/ khăn sữa. Các mẹ làm sạch cả những nếp gấp ở đùi và mông của bé nhé. Nếu là bé gái, các mẹ hãy nhớ lau từ trước ra sau nhé, tránh nhiễm trùng cho bé. Đợi cho da bé khô và thoáng khí trong vài giây trước khi mặc tã mới.

Bước 2: Lấy tã mới, đặt dưới em bé. Kéo nửa trước tã lên bụng của bé. Đối với bé mới sinh, các mẹ tránh che cuống rốn cho đến khi nó khô và rụng. Hãy chắc chắn kích thước của tã phù hợp với bé để bé được quẫy đạp thoải mái, không bị gò bó.

Bước 3: Dính các miếng dính ở tã sao cho vừa với cơ thể bé và đảm bảo 2 bên phải cân đối. Chú ý để miếng dính không dính vào da bé nhé mẹ.

Bước 4: Sau khi dính các mẹ nên điều chỉnh lại vách thun 2 bên khít với đùi bé để ngăn tràn. Mẹ mặc quần áo cho bé và để bé nằm ở giường/ cũi hoặc nơi an toàn sau đó gấp tã bẩn, cho vào thùng rác và rửa tay kỹ các mẹ nhé.

Như vậy, với câu hỏi tã dán dùng trong bao lâu, sẽ cần phụ thuộc vào số tháng tuổi của con. Thời gian thay tã trung bình là 3 – 4 tiếng/lần, nhưng với bé dưới 1 tháng tuổi thì mẹ nên thay tã khoảng 2 tiếng/lần để giúp bé dễ chịu và ngừa hăm tối đa.

Bỉm quần mùa hè cho bé Lucky Baby Plus+ xuất chiêu

Hiện nay, Lucky Baby đã áp dụng công nghệ mới, sản xuất ra những chiếc bỉm quần mỏng, thấm hút, thoáng khí để cho bé thông thoáng ngay cả trong mùa hè. Đóng bỉm Lucky Baby, mùa hè không còn là “thách thức” với con nữa!

Bỉm quần là gì?

Bỉm quần với hình dạng như chiếc quần và phần hông, chân có thể co giãn linh hoạt nên ôm rất khít với cơ thể bé, kể cả khi bé vận động nhiều thì bỉm quần cũng ít bị xô lệch hay bung tuột.

Lucky Baby bỉm thoáng mát và thấm hút tốt vào mùa hè cho bé

Lucky Baby “xuất chiên” cho mẹ đây ạ!

 

Lucky Baby Plus+

Mùa hè mẹ có nên đóng bỉm cho bé? Lucky Baby Plus+ công phá ngày hè

Bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược: Mẹ ưu tiên chọn bỉm có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng thấm hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó. Sau khi hút nước, các hạt SAP này sẽ chuyển sang dạng gel để chống thấm ngược, giúp mông con luôn khô thoáng, dễ chịu. Càng nhiều hạt SAP thay thế cho lớp bông thấm hút thông thường, bỉm càng mỏng nhẹ, thoáng mát, khả năng thấm hút cũng “xịn” hơn đó ạ. Lucky Baby Plus+ cải tiến mới hạt SAP công phá ngày hè.

Bỉm mỏng: Giống mẹ mặc áo bông dày vào mùa hè, rất bí bách, khó chịu. Bé mặc bỉm cũng vậy, Lucky Baby Plus+ mỏng 1.55mm để con thoáng mát trong ngày hè.

Bề mặt bỉm có nhiều rãnh thoát khí: Càng nhiều rãnh thoát khí, bỉm càng thấm hút tốt, thoáng khí, hạn chế mông bé tiếp xúc với bề mặt bỉm gây bí bách, khó chịu. Ngoài ra, bỉm Lucky Baby Plus+ có mặt đáy thoát khí để không khí bên trong và bên ngoài bỉm lưu thông, tránh hầm bí, khó chịu cho bé.

Mẹo nhỏ để bé thoáng mát nhất trong mùa hè đây ạ!

  • Size bỉm nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé: Mặc bỉm chật cọ sát vào da khiến bé bị bí bách, khó chịu, thậm chí mẩn đỏ,… Mẹ ưu tiên sử dụng bỉm vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé để con dễ chịu nhất trong ngày hè này nhé!

 Lucky Baby bỉm quần mùa hè cho làn da của bé, được các bà mẹ Việt tin dùng

Điều mẹ lo nhất cho con là “làn da non nớt luôn bị tổn hại bởi các loại tã bỉm không đảm bảo chất lượng?
Với những cải tiến mới về bề mặt tã, Lucky tã quần cao cấp sẽ giúp mẹ yên tâm vì làn da của bé luôn được yêu chiều và bảo vệ hết mức:
  • Bỉm sạch không huỳnh quang, mẹ an tâm tuyệt đối
  • Mặt bông êm hơn, để nâng niu da bé.
  • Lõi thấm hút hiệu quả, để bề mặt tã luôn khô thoáng tối đa, con thêm dễ chịu.
  • Chất liệu tự nhiên, an toàn cho làn da của bé.
Tã bỉm tốt để chăm sóc con là chưa đủ, mà còn phải đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt để Mẹ an tâm 100%. Tã bỉm Lucky được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, là loại tã đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: GMP
Từ nay mẹ hoàn toàn yên tâm, tin tưởng và lựa chọn tã bỉm Lucky là người bạn đồng hành cho con Mẹ nhé!

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Ngay sau sinh, sau khi rốn ngừng đập, nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ kẹp và kéo vô khuẩn để kẹp cắt rốn bé. Hằng ngày, sau khi tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé, nhẹ nhàng lau khô cuống rốn bằng khăn hoặc gạc mềm, sạch. Sau đó, để thông thoáng cho tới khi rốn rụng… Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

 

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn

 

Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông gạc y tế đã được tiệt trùng thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Không nhất thiết phải tắm trẻ mỗi ngày, khi rốn chưa rụng, nên tắm theo tư thế “Đầu” và “Chân” để giữ rốn được khô.

Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay, trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt trùng, mỗi ngày thay một cái, dùng gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô.

Mẹ tham khảo thêm những bài viết tại chuyên mục chăm sóc con để có thêm kiến thức nuôi dưỡng con mẹ nhé!

Những điều nên và không nên khi rốn trẻ sơ sinh chưa rụng

Trong trường hợp rốn bẩn do dính phân hoặc nước tiểu, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào rốn nhẹ nhàng vệ sinh sạch bằng vải mềm hoặc gạc. 

Nên: 

  • Vệ sinh rốn ngày 1 lần sau khi tắm bé.
  • Vệ sinh ngay nếu rốn bé dính nước tiểu hoặc nhiễm bẩn.
  • Trong trường hợp dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn bé, nên dùng các chai nước muối (dùng để nhỏ mắt) vệ sinh rốn bé, vừa tiện, vừa đảm bảo vô khuẩn. Dùng vải sạch lau rốn.
  • Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn trẻ
  • Để cuống rốn tự do, che rốn bằng quần áo trẻ
  • Mặc áo cài nút bên khi rốn chưa rụng. Áo cài nút giữa dễ làm trầy xướt cuống rốn do mép áo, gây chảy máu rốn, nhất là khi cuống rốn còn tươi.
  • Gấp mép tả xuống phía dưới rốn, điều này tránh chà sát vào rốn gây đau và chảy máu, giúp rốn nhanh rụng, tránh thấp ngược nước tiểu bé lên cuống rốn.

Không nên:

  • Không đắp bất kỳ thứ gì lên chân rốn, không băng rốn.
  • Không dùng cồn hoặc cồn iod để vệ sinh rốn bé khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
  • Tránh đụng vào cuống rốn trẻ khi không cần thiết.

Các bước vệ sinh rốn chưa lành

 

Những bước vệ sinh rối cho bé sơ sinh

 

Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng, đợi tay khô và đeo găng tay vô trùng.

Bước 2: Nhẹ nhàng gỡ gạc vô trùng khỏi vị trí rốn, tránh làm đau bé. 

Bước 3: Dùng kềm vô trùng gắp gòn viên, hoặc dùng trực tiếp que gòn tẩm dung dịch sát trùng lau sạch xung quanh rốn. Mẹ lau theo chiều từ miệng rốn đến chân rốn, từ ngoài vào trong để tránh lan nhiễm khuẩn từ chân rốn ra ngoài.

Bước 4: Vùng da phía ngoài, xung quanh chân rốn có nguy cơ vi khuẩn lan ra, mẹ nên khử trùng rộng ra khoảng 3 – 4 cm, hạn chế tối đa vi khuẩn phát triển.

Bước 5: Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ với các trường hợp nhiễm trùng, uốn ván, viêm mạch máu rốn, viêm tĩnh mạch rốn. Nếu rốn bé mới rụng và không có biểu hiện bất thường, mẹ bỏ qua bước này nhé. 

Bước 6: Thay băng gạc vô trùng mới vào rốn cho bé để tránh dịch rốn hoặc máu chảy ra và tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài gây nhiễm khuẩn. 

Việc chăm sóc rốn sau khi rụng và cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần thực hiện theo những bước trên. Đồng thời thường xuyên quan sát nhằm phát hiện những điều bất thường có thể xảy ra để sớm kịp thời xử trí.

Bé 18 tháng ăn bao nhiêu là đủ? Thực đơn dinh dưỡng cho bé

Bạn đang muốn tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi để chăm sóc cho trẻ một cách hợp lý nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi bé 18 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngạy mẹ nhé!

Sự phát triển của trẻ 18 tháng tuổi

 

bé 18 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 18 tháng tuổi

 

Trẻ 18 tháng tuổi tuổi cân nặng bao nhiêu, chiều cao như thế nào là băn khoăn của không ít bố mẹ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cân nặng trung bình của trẻ 18 tháng tuổi là 10.6kg đối với bé gái và 10.9kg đối với bé trai.

Ngoài ra, chiều cao trung bình của trẻ 18 tháng tuổi là khoảng 80.7 cm đối với bé gái và 82.3 cm đối với bé trai.

Yêu cầu chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi

Các chất dinh dưỡng mà trẻ 18 tháng tuổi cần thiết ở độ tuổi này là đa dạng và cân đối; trong đó, cần chú trọng những nhóm thực phẩm sau đây:

dinh dưỡng trẻ 18 tháng tuổi

 Trẻ 18 tháng tuổi cần thiết dinh dưỡng ở độ tuổi này là đa dạng và cân đối

 

  • Sắt: Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống để đảm bảo hệ thống miễn dịch của bé hoạt động bình thường. Đây bao gồm các loại rau như bông cải xanh, rau bina và cải xoăn thường xuyên trong các bữa ăn của trẻ.
  • Chất béo: Dù nhu cầu chất béo không còn cao như trước đây, trẻ vẫn cần được cung cấp đủ lượng chất béo phù hợp hàng ngày. Một phần bơ, một nửa thìa dầu ăn hay cốc sữa tươi nguyên kem là cách tốt để thực hiện điều này.
  • Protein: Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng toàn thể trong năm phát triển thể chất thứ hai của trẻ, không chỉ của cơ bắp mà còn quan trọng đối với sức khỏe của làn da, tóc, móng và xương khớp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng trẻ luôn được ăn các loại thực phẩm giàu protein trong các bữa ăn chính và phụ. Một số thực phẩm giàu protein mà cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ mới biết đi là sữa, các sản phẩm sữa, trứng, thịt, các loại hạt, đậu,…
  • Canxi:Canxi rất quan trọng cho sự phát triển của răng và xương. Một số nguồn canxi tốt bao gồm các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, cải xoăn,… Tại bất cứ giai đoạn phát triển nào, sữa cũng rất quan trọng đối với một đứa trẻ đang lớn. Vì vậy, dù trẻ đã biết cách ăn đầy đủ thì vẫn nên bổ sung một cốc sữa nguyên kem hằng ngày cho trẻ.

Mẹ có thể tham khảo thêm kiến thức tại chuyên mục chăm sóc con để chăm sóc con được một cách tốt nhất nhé!

Tham khảo thực đơn cho bé 18 tháng đầy đủ dinh dưỡng trong 1 tuần

Thứ Hai

  • 6 giờ: 100ml sữa và 1 chén nui xào thịt heo.
  • 9 giờ: 1 bánh flan và 100ml sữa.
  • 11 giờ: cháo thịt bò nấu bí đỏ.
  • 14 giờ:1 ly nước cam 50ml và rau cải luộc xắt nhỏ.
  • 16 giờ: 1 chén cháo cá nấu với cải bó xôi.
  • 20giờ: 200ml sữa hoặc sữa chua.

Thứ Ba:

  • 6 giờ: 1 chén hủ tiếu gan, tim, huyết heo và 100ml sữa.
  • 9 giờ: 1 hũ sữa chua và 100ml sữa.
  • 11 giờ: 1 chén cháo tôm bằm và bắp cải Đà Lạt.
  • 14 giờ: 1 trái chuối và 150ml sữa.
  • 16 giờ:  1 chén cháo trứng, cà chua và cà rốt.
  • 20giờ: 100ml sữa và 100gram cá lóc luộc rút xương.

Thứ Tư

  • 6 giờ: 1 chén bún thịt bò nấu cải xanh và 100ml sữa
  • 9 giờ: 1 bánh bông lan 50gram và 1 hộp sữa chua.
  • 11 giờ: 1 chén cháo tôm khô, cá chép và cà rốt luộc.
  • 14 giờ: 1 miếng đu đủ chín và 150ml sữa.
  • 16 giờ: 1 chén cháo thịt bằm, tôm bằm và rau muống xào tỏi.
  • 20giờ: 200ml sữa tươi.

Thứ Năm

  • 6 giờ: Súp tôm cua, thịt bò bằm xào và 100ml sữa.
  • 9 giờ: 2 cái bánh quy và 1 hộp sữa chua.
  • 11 giờ: 1 chén cháo tàu hũ trứng hầm xương và rau ngót.
  • 14 giờ: 5 trái nho và 1 hộp váng sữa.
  • 16 giờ: 1 chén cháo hến, 1 cây xúc xích và su hào luộc 60gram.
  • 20giờ: 200ml sữa và nửa quả táo.

Thứ Sáu

  • 6 giờ: 1 chén bánh canh tôm, 1 chén cà rốt luộc và 100ml sữa.
  • 9 giờ: 100ml sữa và 1 quả trứng luộc.
  • 11 giờ: 1 chén cháo cua và 1 chén rau dền.
  • 14 giờ: 1 trái quýt và 1 hũ váng sữa.
  • 16 giờ: 1 chén cháo lươn và bí đao.
  • 20giờ: 1 hũ sữa chua và 200ml sữa.

Thứ Bảy

  • 6 giờ: Phở gà, rau súp lơ xanh luộc và 100ml sữa.
  • 9 giờ: 1 bánh mì phô mai con bò cười và 1 hũ sữa tươi.
  • 11 giờ: 1 chén cháo tôm và nghêu, 1 quả dưa chuột.
  • 14 giờ: 1 trái saboche hoặc trái chuối, 150ml sữa.
  • 16 giờ: 1 chén cháo chà bông và rau xà lách sốt cà chua.
  • 20giờ: 200ml sữa và 10 trái nho.

Chủ Nhật

  • 6 giờ: 1 chén bún riêu cua và 1 miếng phô mai.
  • 9 giờ: 2 quả trứng, nửa quả táo và 100ml sữa.
  • 11 giờ: 1 chén cháo gà hầm đậu xanh, 1 chén rau má luộc.
  • 14 giờ: 1 miếng xoài chín và 150ml sữa.
  • 16 giờ: 1 chén cháo ếch và mướp luộc.
  • 20giờ: 200ml sữa và 1 hũ sữa chua.

Trên đây là thực đơn cho bé 18 tháng tuổi khoa học và đầy đủ dinh dưỡng trong 1 tuần. Bạn có thể thay đổi thực đơn mỗi tuần để bé không cảm thấy chán ăn và ăn ngon miệng hơn. Một số thực phẩm có thể được thay thế theo mùa nhằm thuận tiện hơn cho quá trình chuẩn bị nguyên liệu của các mẹ. Hi vọng bài viết trên của Lucky Baby bé  18 tháng ăn bao nhiêu là đủ đã mang đến bạn những thông tin hữu ích.

chuẩn bị đồ đi sinh

Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh đầy đủ nhất – Tham khảo ngay!

Trước khi sinh các bà bầu cần phải làm rất nhiều thủ tục, chuẩn bị rất nhiều thứ quan trọng để nhập viện. Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi các mẹ bầu cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết khi đi sinh sau đây. Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Lúc nào cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi đi sinh?

"Lúc

Khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ có thể chuẩn bị dần những đồ cần mang khi đi sinh. Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Bởi em bé có thể sinh trước ngày dự sinh bất kỳ lúc nào từ tuần thứ 34 trở đi.

Tuỳ vào từng bệnh viện, yêu cầu về giấy tờ và thủ tục nhập viện sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, dưới đây là những giấy tờ cần thiết mẹ có thể chủ động chuẩn bị trước. Tốt nhất, các mẹ nên gọi điện đến bệnh viện dự định sinh và hỏi cụ thể hơn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, mẹ nên cho những giấy tờ này vào túi và bỏ sẵn vào giỏ đồ khi đi sinh. Đến khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ có thể mang đi cùng luôn.

Giấy tờ và hồ sơ cần thiết trong hành trang đi sinh

Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh

 

  • Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác).
  • Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy
  • Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước bản chính và bản photocopy
  • Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy
  • Thẻ Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy

Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.

Thêm một số loại “giấy tờ” đi sinh mẹ nên mang theo đấy!

Ngoài ra nhà mình cũng có thể mang thêm một số loại “giấy tờ” để giải trí. Những quyển sách chăm con, tạp trí chăm sóc sức khỏe,…. Vừa có thể giúp mẹ thư giãn và thả lỏng tinh thần trước khi sinh đấy ạ.

  • Sách hướng dẫn chăm con:
    • Lần đầu làm mẹ
    • Phương pháp giáo dục con của người Do Thái
    • Con sẽ là một em bé hạnh phúc
  • Tạp chí theo chủ đề;
    • Sức khỏe mẹ bầu
    • Chăm sóc sắc đẹp sau sinh

Vượt cạn thành công cần sự chuẩn bị kỹ càng cả tinh thần lẫn vật chất.  Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh cũng nên được mẹ để ý và chuẩn bị đầy đủ. Ngoài những giấy tờ này, mẹ có thể tham khảo thêm túi đi đồ đi sinh cho mẹ và bé này nữa nhé!

Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh dành cho mẹ bầu

Mua sắm đồ sơ sinh cho thiên thần nhỏ luôn là điều khiến các mẹ bầu háo hức và mong chờ! Đối với các mẹ, đặc biệt là các mẹ sinh con lần đầu thì việc chọn đồ sơ sinh cho bé yêu là việc tốn không ít thời gian và công sức. Có quá nhiều câu hỏi và băn khoăn cần được tư vấn và giải đáp. Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh cho bé là gì? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Khi nào nên mua đồ cho trẻ sơ sinh?

Mẹ bầu nên bắt đầu sắm đồ cho trẻ sơ sinh từ tháng thứ 7 của thai kì

 

Mẹ bầu nên bắt đầu sắm đồ cho trẻ sơ sinh từ tháng thứ 7 của thai kì. Ở giai đoạn này, thai kì bắt đầu ổn định và mẹ có thể biết rõ giới tính bé, việc sắm đồ sẽ dễ dàng hơn.

Theo quan niệm dân gian, mẹ sắm đồ sơ sinh sớm sẽ khiến bé “đòi” ra sớm, mẹ dễ sinh non. Bạn cũng không nên sắm đồ quá trễ, từ tháng thứ 9 đổ đi, cơ thể mẹ trở nên khá nặng nề, việc đi đứng sẽ khó khăn nên đây không phải thời điểm thích hợp để sắm đồ cho bé.

Kinh nghiệm giúp mẹ sắm đồ sơ sinh tiết kiệm

Trước khi có kế hoạch đi sắm đồ sơ sinh chào đón sự xuất hiện của con yêu, mẹ nên lên danh sách chi tiết những gì cần mua để cân nhắc được chi phí mua sắm và mua đầy đủ đồ dùng chăm sóc con tốt nhất.

 

Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh mẹ cần chuẩn bị trước 1 danh sách

 

Đồ sơ sinh các bé không quá đắt nhưng lại cần nhiều sản phẩm khác nhau chính vì vậy mẹ phải chuẩn bị một khoản khá tốn kém để chuẩn bị đồ sơ sinh cho con.

Để chi phí mua sắm không bị âm sang các khoản chi tiêu khác chúng ta cần chuẩn bị tài chính từ trước. Lên kế hoạch cụ thể như vậy không những giúp mẹ cảm thấy yên tâm khi đi mua sắm mà còn có thể tiết kiệm được chi phí rất hiệu quả.

Đối với các mẹ bầu sinh con đầu lòng có thể xin quần áo sơ sinh từ các bé khác để lấy vía cho con. Theo quan điểm dân gian, khi mặc quần áo của các bé kháu khỉnh, chơi ngoan, ăn ngon, ngủ được,….thì cũng sẽ giúp bé nhà mình dễ nuôi hơn.

Lựa chọn quần áo phù hợp

Khi các mẹ đi sắm đồ sơ sinh thường hay chỉ để ý đến việc sắm để cho bé dùng lúc mới sinh mà không biết rằng sau khi sinh ra. Lúc bé lớn thay đổi theo từng ngày đặc biệt trong 3 tháng đầu đời. Vì vậy, các mẹ nên lựa chọn đa dạng size và tăng dần kích cỡ. Mẹ không nên lựa chọn chỉ 1 size sơ sinh duy nhất. Như vậy vừa tránh lãng phí lại vừa có đồ cho bé mặc liên tục trong những tháng đầu đời.

Ngoài ra khi mua đồ sơ sinh cho bé, các mẹ cần đề cao chất lượng và sự thoải mái cho bé. Bởi trẻ sơ sinh thì có một làn da non nớt. Nếu mặc những bộ đồ với vải thô, quá chật sẽ khiến da bé bị tổn thương. Kinh nghiệm mua đồ cho các mẹ là nên mua những bộ đồ cotton mềm mại. Giúp thấm hút mồ hôi để cho bé thoải mái phát triển và vận động.

Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh online

đồ sơ sinh online

Lựa chọn kênh mua đồ sơ sinh online phù hợp

 

Mua đồ sơ sinh online cho bé hiện là một hình thức được rất nhiều các mẹ lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội như: Mặt hàng phong phú đa dạng, tiết kiệm thời gian đi lại, dễ dàng so sánh giá giữa các cửa hàng…Tuy nhiên, bên cạnh đó, hình thức mua đồ sơ sinh online cũng có mặt hạn chế mà nhiều mẹ e ngại đó chính là chất lượng của sản phẩm. Thực ra, để mua đồ sơ sinh online vừa rẻ vừa chất lượng không khó, các mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm mua đồ sơ sinh online dưới đây nhé!

Lựa chọn kênh mua đồ sơ sinh online phù hợp: Hiện nay có rất nhiều kênh mua bán online uy tín, các mẹ có thể lựa chọn mua đồ sơ sinh online cửa các thương hiệu/cửa hàng qua Sendo, Tiki, Shopee, Lazada…các cửa hàng lớn hầu hết đều có tài khoản trên các kênh này.

Hi vọng với những kinh nghiệm mua đồ sơ sinh trên đây của Lucky Baby sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm bổ ích chọn đồ sơ sinh cho con yêu của mình. 

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 7 là lúc mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Thời gian này bạn bắt đầu phải làm nhiều siêu âm và xét nghiệm hơn, tâm lý cũng trở nên lo lắng hơn. Vậy những điều cần biết lưu ý khi mang thai tháng thứ 7 là gì? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

 

Những chế độ dinh dưỡng điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7

 

  • Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp vừa đủ lượng mỡ, các bà mẹ khi nấu ăn nên dùng dầu thực vật để đảm bảo lượng dàu vừa phải và không gây béo phì. Một số loại dầu bà bầu nên bổ sung khi nấu ăn như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lạc hoặc vừng để cung cấp lượng mỡ… Đồng thời bổ sung nhiều loại cá có chứa axit béo omega 3, giúp não thai nhi phát triển tốt cũng như tăng tỉ số IQ của bé sau này.
  • Bà bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ, việc ăn uống từ từ và điều độ sẽ giúp cho việc hấp thự dinh dưỡng vào cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, tháng 7 bụng các bà bầu cũng nặng nề, nên việc ăn quá no trong 1 bữa ăn sẽ khiến bụng mang một lượng thức ăn quá nhiều, khiến bà bầu mệt nhọc hơn.
  • Bổ sung sữa để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và canxi cho bé, các bà mẹ nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, lựa chọn sữa có nguồn góc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo sức khỏe bà bầu là trên hết. Việc bổ sung sữa sẽ góp phần vào quá trình xương bé phát triển nhanh và cứng cáp hơn.
  • Ngoài ra, bà bầu mang thai tháng thứ 7 nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, sắt, chất đạm… như trái cây, rau có màu xanh đậm, trái cây tươi, thịt, cá. Giai đoạn này một số bà bầu thường bị táo bón vì thế mà cung cấp lượng nước là điều hết sức quan trọng hoặc có thể ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.

Tham khảo thêm bài viết chuyên mục Mang Thai để có thêm kiến thức mẹ nhé!

Những chuyển động của thai nhi 7 tháng tuổi mẹ cần biết

Bạn có thể sẽ được trải nghiệm thường xuyên những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi. Mang thai tháng thứ em bé đạp nhiều hoặc thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 cũng không phải là điều quá đáng lo, đây có thể là dấu hiệu cho bé hiếu động hoặc bé đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé đạp nhiều đột ngột, cử động nhiều hơn 20 lần và liên tục hoặc đạp ít hơn 10 lần/ngày, bạn nên đi khám.

Các bệnh có thể gặp khi mang thai tháng thứ 7

 

Mang thai tháng thứ 7 tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần

 

Tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần và thăm khám tương tự như các tháng trước với các chỉ số: cân nặng, huyết áp, nước tiểu, nhịp tim nhi, chiều cao của tử cung, kích thước và hình dạng của tử cung, kích thước và vị trí của thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm khám xem bạn có bị sưng mắt cá chân và bàn chân hay không. Đặc biệt nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, thay đổi thị giác hoặc đau bụng, rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp.

Nếu nhóm máu của bạn là Rh-, hãy nói với bác sĩ để được tiêm Rhogam trong tháng này nhằm ngăn ngừa biến chứng.

Các thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 7 nên tránh

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất như đã đề cập thì việc hạn chế một số thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai cũng rất quan trọng đối với thai phụ. Các thực phẩm thai phụ nên tránh gồm có:

  • Thức ăn quá cay, dầu mỡ: Nếu mẹ bầu tiêu thụ lượng lớn đồ chiên rán, cay nóng sẽ dẫn tới hiện tượng ợ nóng ở thai phụ
  • Các món quá mặn: Việc ăn đồ mặn, chứa nhiều muối làm tình trạng sưng phù trong thai kỳ trở nên trầm trọng hơn, việc hạn chế ăn mặn sẽ giúp hạn chế hấp thu natri vào cơ thể
  • Cà phê, rượu bia, thuốc lá: Đây là những thứ cần tuyệt đối tránh trong suốt thai kỳ vì làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc hội chứng rượu bào thai.
  • Thức ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh có thể đem lại cảm giác ngon miệng nhưng đây đều là những thức ăn không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, thai phụ tốt nhất nên chọn những đồ ăn tươi để đảm bảo khả năng hấp thụ cũng như kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu thụ mỗi ngày.

Những chế độ dinh dưỡng điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7 có vai trò rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ để chuẩn bị đến giai đoạn vượt cạn. Vì thế ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Những điều bí ẩn về sinh đôi khác giới

Đối với nhiều phụ nữ thì mang thai sinh đôi khác giới là rất hiếm và là một niềm vui không nhỏ. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng tăng lên. Có những điều đặc biệt gì về cặp sinh đôi khác giới? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay bạn nhé!

Tại sao có hiện tượng sinh đôi khác giới?

Với cặp song sinh cùng trứng, hay còn gọi là cặp song sinh giống nhau, nguyên nhân tạo thành là từ một trứng thụ tinh với một tinh trùng, tạo nên một hợp tử. Hợp tử này sẽ tiếp tục phân chia làm hai phần ngay sau quá trình thụ tinh để phát triển thành hai cá thể riêng biệt.

 

Các cặp sinh đôi khác giới sẽ có nhiều sự khác biệt

 

Với cặp song sinh khác giới, hay còn gọi là cặp song sinh khác trứng, là hiện tượng hai quả trứng cùng rụng một lúc và thụ thai với hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng một đợt.

Các cặp sinh đôi khác giới sẽ có nhiều sự khác biệt về mặt di truyền hơn so với trường hợp sinh đôi cùng trứng. Những cặp sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau gần như 100% trong cấu trúc ADN, trong khi với những cặp sinh đôi khác trứng, cấu trúc ADN chỉ giống nhau chừng 50%. Vì vậy, hai bé sinh đôi khác trứng mặc dù cùng sinh ra một lúc, nhưng không nhất thiết có cùng giới tính hay có ngoại hình giống nhau hoàn toàn.

Cũng có trường hợp, người mẹ mang thai sinh đôi khác trứng bắt nguồn từ việc đã có thai, nhưng thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng của mẹ thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng đó. Ðiều này có khả năng xảy ra khi phụ nữ đã mang thai và rụng trứng thêm một lần nữa. Hiện tượng hình thành nên thai nhi khi xuất hiện trứng thứ hai được thụ tinh bởi một tinh trùng khác đến sau, được gọi là bội thụ tinh khác kỳ.

Một số đặc điểm thú vị của các cặp song thai khác giới

 

Những điều thú vị về sinh đôi khác giới

 

  • Các bé có thể có giới tính khác hoặc giống nhau, nghĩa là bạn có thể sinh 1 bé trai 1 bé gái, 2 bé trai hoặc 2 bé gái.
  • Các bé có thể không giống nhau nhiều như những cặp sinh đôi cùng trứng vì chúng chỉ giống nhau 50% cấu trúc ADN.
  • Một người phụ nữ có thể thụ thai một cặp sinh đôi khác trứng với tinh trùng của 2 người đàn ông khác nhau, hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ.
  • Tỷ lệ sinh đôi khác trứng ở các quốc gia Trung Phi là cao nhất, còn châu Á và châu Mỹ Latinh là thấp nhất.
  • Mang thai song sinh có thể làm cho nhiều nhu cầu trong thai kỳ của bạn tăng cao.

Rủi ro có thể gặp phải khi mang thai sinh đôi khác giới

Một số biến chứng có nguy cơ xảy ra cao hơn khi sản phụ mang thai sinh đôi khác trứng, cũng tương tự như các trường hợp mang song thai khác. Các biến chứng thai kỳ thường gặp, bao gồm:

  • Các bé sinh ra có thể có cân nặng thấp hơn so với tuổi thai bình thường.
  • Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi các bé đã phát triển khá lớn, không gian trong tử cung sẽ bị bó hẹp lại. Điều này sẽ khiến cho việc phát triển của các bé cũng bị hạn chế phần nào.
  • Nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ cũng cao hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai cao hơn và khả năng một trong hai bé sẽ tử vong khi chào đời.
  • Nguy cơ sinh non tăng cao.

Do đó, thai phụ sinh đôi khác giới cần được theo dõi thường xuyên, thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.

Hướng dẫn cách cho bé tập ăn dặm khoa học nhất

Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách cho bé tập ăn dặm cũng như những lưu ý trong suốt quá trình. Vậy, ăn dặm cho bé như thế nào là đúng? Thông qua bài viết dưới đây, cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Trẻ được khoảng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để tập cho bé ăn dặm

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nếu tập ăn dặm cho trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị đau dạ dày và ảnh hưởng tới vị giác. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu. Đồng thời, bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không nhận đủ năng lượng trong ngày. Vì vậy, bố mẹ nên xác định đúng thời điểm ăn dặm cho trẻ.

Trẻ được khoảng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp mà bạn có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Bởi vì ở giai đoạn này, bé đã hoạt động nhiều hơn trước, cơ thể cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Do đó, sữa mẹ không thể cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt đó.

Đặc biệt, khi nhìn thấy người lớn ăn thì bé chóp chép miệng như muốn ăn. Điều này cho thấy, bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt. Cho nên, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu trẻ bị ốm hoặc mệt, bạn có thể lùi lại thời điểm ăn dặm cho đến khi bé thực sự khỏe khoắn.

Ăn dặm đúng cách khoa học

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

 

Ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc

 

  • Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít – nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram , thịt 10 gram sau khi say, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa … sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc “loãng – đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

Khung giờ cho bé ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm khi nào là hợp lý và nên cho trẻ ăn như thế nào? Bố mẹ nên xác định khung giờ cho bé ăn dặm tốt nhất bằng cách tuân theo thời gian biểu sau đây:

Nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy 2 tiếng. Đây là khoảng thời gian thoải mái nhất với trẻ cho lần đầu tiên ăn dặm.

Với bữa ăn dặm đầu tiên, bố mẹ nên tránh thời điểm bé đang có biểu hiện ho sốt, có bệnh… Khi có những biểu hiện này, trẻ sẽ bất hợp tác, kèm theo triệu chứng mệt mỏi và có thể bị sặc thức ăn rất nguy hiểm.

Nếu nhiệt độ trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ chỉ cần tăng cường cho trẻ bú và đắp mát để giải nhiệt. Sau khi trẻ hết sốt thì mới có thể hợp tác ăn uống nhanh chóng được.

Quá trình tập ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, bố mẹ nên tập ăn dặm cho bé đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Mong rằng, những điều mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về ăn dặm cho trẻ. Để tập ăn cho bé một cách dễ dàng, bạn có thể áp dụng ngay những điều này.

5 tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè từ Lucky baby

Bước vào giai đoạn mùa hè, thời tiết thường nóng bức, khó chịu và trẻ sơ sinh là đối tượng rất khó thích ứng với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Để Lucky Baby mách mẹ 5 tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh đơn giản – Mẹ nào cũng làm được. Hãy áp dụng hàng ngày để có thể tận hưởng một mùa hè vui khỏe và hạnh phúc bên cạnh đứa con thơ mới chào đời của bạn nhé!

Top 5 kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè

1. Cho bé bú sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại các bệnh mùa hè, và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ.

Mùa hè việc lưu trữ sữa mẹ hoặc sữa công thức đều cần lưu ý nhiệt độ và bảo quản đúng cách để không bị hỏng, không bị vi khuẩn xâm nhập trong điều kiện thời tiết nóng bức. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Các mẹ nên lưu ý đảm bảo vệ sinh để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

2. Kiểm tra thân nhiệt cho bé

Kiểm tra thân nhiệt là một trong những việc quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè. Vì khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh lúc này còn rất yếu. Nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo.

Mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé, luôn giữ cho phòng thoáng mát. Nhiệt độ phòng tối thiểu là 25 – 26 độ C. Các chị em không nên mở máy điều hòa quá lạnh sẽ khiến bé dễ bị bệnh. Khi nhiệt độ phòng và nhiệt độ môi trường chênh lệch quá lớn, bé cũng sẽ không kịp thích ứng.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè tốt nhất bạn nên kiểm tra thân nhiệt cho bé

3. Tắm cho bé vào mùa hè

Vệ sinh thân thể cho bé vào mùa hè là điều vô cùng quan trọng. Tốt nhất, bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến do bé ra mồ hôi nhiều. Các mẹ nên giữ nước ấm nhưng không nóng, cũng không quá lạnh (kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay).

Lúc tắm, mẹ cần đảm bảo đầu bé luôn được nâng đỡ, tuyệt đối không để bé một mình khi tắm dù chỉ một giây vì điều này rất nguy hiểm cho bé. Nên nhớ rằng mẹ phải luôn bên cạnh bé. Sau khi tắm xong, mẹ nhẹ nhàng nâng bé ra và vỗ nhẹ cho da khô, và dùng khăn mềm lau toàn thân bé, nhất là các chỗ da bị nhă

Tắm là một trong những việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

4.Giữ căn phòng luôn thoáng mát, dễ chịu

Ngoài cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè trên, bạn cần đặc biệt lưu ý đến môi trường tác động đến sức khỏe của bé. Do thời tiết nóng ẩm nên bạn cần phải duy trì nhiệt độ phòng thoáng mát, khô ráo để không phát sinh bệnh nấm gây hại cho da của bé. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa không? Nếu bạn biết điều chỉnh nhiệt độ thích hợp thì bé có thể nằm điều hòa mà không mắc bệnh vặt như cảm…

5. Mặc bỉm thoáng mát ngày hè cho bé 

Những chiếc bỉm mỏng nhẹ, mềm mịn chắc chắn sẽ giúp da bé dễ thở hơn khi phải mặc rất nhiều quần áo. Để hạn chế tốt nhất các tổn thương trên da, ba mẹ nên chọn bỉm có bề mặt là chất liệu cotton mềm mịn.

Tã bỉm Lucky Baby PLus+  với bề mặt 100% cotton organic, độ mỏng ấn tượng 1,8mm cùng thiết kế 3D siêu mỏng thoáng khí chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bé sơ sinh trong mùa hè này. 

 

 

Hotline: 0984.721.086
Fb: tabimluckybaby