10 loại trái cây tốt nhất cho bé ngày hè

Mùa hè đến, các bé tha hồ thưởng thức các loại quả tươi mát, bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc chọn lựa loại trái cây nào vừa có tác dụng giải nhiệt lại bổ sung vitamin cho trẻ vào những ngày nóng bức thì không phải mẹ nào cũng biết. Hãy cùng Lucky Baby tìm hiểu các loại trái cây tốt nhất cho bé qua bài viết sau nhé!

10 loại trái cây tốt nhất cho bé ngày hè

1.Quả kiwi:

Kiwi chứa một số enzim tốt cho hệ tiêu hóa.Kiwi chứa actinidain, là loại enzim có khả năng phân hủy protein và cải thiện hệ tiêu hóa.

Trong trái kiwi có chứ hàm lượng cao kali giúp cân bằng electron trong cơ thể nhờ vào cơ chế làm trung hòa hàm lượng natri.Bảo vệ ADN, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp loại nỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, chống lại bệnh tim, tạo sự cân bằng kiềm, dinh dưỡng tuyệt vời cho da và là nguồn hữu cơ tự nhiên.

2.Qủa chuối.

Chuối là loại trái cây chứa nhiều kali, nếu bé vừa trải qua một trận ốm vì tiêu chảy thì chuối là thực phẩm rất phù hợp để bổ sung lượng kali bị mất với số lượng lớn trong những cơn tiêu chảy khiến cơ thể bé suy nhược và mệt mỏi.Chuối kích thích những vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng như sản xuất các enzyme tiêu hóa để hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng.Một trái chuối có khoảng 3g chất xơ có thể giúp điều hòa nhu động ruột, làm dịu đường tiêu hóa.

thuc-pham-tot-cho-be

 

Chuối chứa tryptophan, một axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bộ nhớ và cải thiện tâm trạng.Nếu bé vừa trải qua một cơn cáu kỉnh, buồn bã thì việc ăn chuối sẽ giúp cải thiện tâm trạng nhờ nồng độ cao của tryptophan được chuyển đổi thành serotonin-một chất giúp người ăn thấy hưng phấn.

3. Qủa đu đủ.

Qủa đu đủ rất giàu vitamin A, C, beta-caroten và chất xơ.Chỉ cần cho bé ăn 1-2 miếng đu đủ ,cơ thể bé cũng dự trữ đủ lượng vitamin A dùng cho cả tháng.Đây cũng là loại quả rất mát, giải nhiệt trong mùa hè rất tốt cho bé.

trái cây mát cho mùa hè

4. Qủa hồng xiêm.

Hồng xiêm là loại quả giàu sắt đứng thứ 2 sau đu đủ chín.Ăn 100g hồng xiêm(tương đương với 2 quả) đã đủ cung cấp 29% nhu cầu sắt trong một ngày của trẻ.Với hàm lượng sắt này hồng xiêm được xếp trong nhóm các loại quả nhiều sắt nhất.

Ngoài ra, hồng xiêm còn là loại quả giàu canxi, nếu ăn 100g hồng xiêm thì bé yêu sẽ thu được 52mg canxi, tương ứng với 5% nhu cầu trong một ngày.Với một thực phẩm quả, lượng canxi như vậy là rất ấn tượng để làm cho bé cao lớn vượt trội.

5. Qủa mơ.

Mơ nhiều kali, magie, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé. Qủa mơ cũng chứa vitamin C, sắt và beta-caroten.

Mơ ngon là loại rắn chắc, có màu vàng sáng và được bảo quản ở nhiệt độ mát trong phòng khoảng 2 ngày, trước khi cho bé ăn.Mơ ngâm với đường cũng là món nước giải khát tuyệt vời trong mùa hè này cho bé.

6. Qủa dứa.

Dứa được biết đến như “ngôi nhà khoáng chất” với kali, magiê, natri, phôtpho, lưu huỳnh, canxi và sắt.Dứa cũng giàu vitamin C và bromelain(một enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa).

Các bà mẹ cũng hãy yên tâm vì dứa rất dễ bảo quản và chế biến, có thể bảo quản dứa chín ở trong phòng mát.Bạn chỉ nên cho bé ăn khi dứa đã được gọt sạch và ngâm nước muối nhạt trong vòng 10-15 phút.

7.Qủa dâu tây.

Dâu tây không những đẹp mắt mà nó cũng là một loại trái giàu vitamin C, kali, natri, sắt và ít năng lượng.Bạn có thể cắt miếng hoặc để cả quả dâu tây ngâm vơi đường, chế biến thành nước giải khát mùa nống cho bé hoặc có thể trộn cùng kem,sữa chua…để kích thích thị giác của bé.Nếu ăn tươi, các mẹ nên rửa sạch dâu tây dưới vòi nứơc chảy khoảng 10 phút sau đó tráng qua nước lọc rồi mới cho bé ăn để đảm bảo và an toàn.

 

               Nho là một trong các loại trái cây tốt nhất cho bé vào ngày hè

8. Qủa thanh long.

Một trong các loại trái cây tốt cho bé bởi trong thanh long thành phần nước chiếm đến 87,6%, nên đây là loại quả giải nhiệt rất tốt cho mùa hè.

Thành phần chất xơ chứa trong quả thanh long cũng rất cao trong khi hàm kượng đường lại thấp nên thanh long còn giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi bệnh tiểu đường và béo phì.

9. Dưa lê

Ngoài thành phần chính là nước dưa lê còn giàu vitamin A, C nên vừa có tác dụng giải khát vừa giúp tăng sức đề kháng cho bé. Bạn có thể cho dưa lê vào tủ lạnh, chế biến thành sinh tố, dưa lê sữa chua đều rất ngon và bổ dưỡng.

10. Xoài

Xoài có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo đó trong một cốc sinh tố xoài có 103 kalo, 75% vitamin C 24% vitamin A giúp; 12% vitamin B6; 10% lợi khuẩn; 8% kali… rất tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, xoài còn có tác dụng giải khát trong mùa hè. Vì thế mẹ nên bổ sung xoài vào thực đơn của bé 2 lần/tuần để cung cấp thêm nhiều năng lượng cho trẻ.

Trên đây là các loại trái cây tốt nhất cho trẻ giúp trẻ đánh bay cái nóng oi bức của mùa hè, ba mẹ có thể tham khảo nha! Tuy nhiên, bên cạnh việc bổ sung các loại trái cây “giải nhiệt” cho bé thì ba mẹ đừng quên ưu tiên các sản phẩm mỏng nhẹ để đôi mông xinh của con luôn khô thoáng nha. Tham khảo tã bỉm Lucky Baby để cho con một mùa hè thật cool: https://bimluckybaby.com/

 

Cách chọn bỉm công phá mùa hè cho bé yêu

Mùa hè việc chọn bỉm, đóng bỉm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với các mẹ. Thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến bé bị hăm tã nếu đóng bỉm không đúng cách hoặc loại bỉm cho bé không phù hợp. Để giải quyết nổi lo này của các mẹ, sau đây là một số tiêu chí có thể giúp mẹ lựa chọn bỉm/tã tốt nhất cho bé dùng trong mùa hè.

Các tiêu chí chọn bỉm mùa hè mẹ nên tham khảo ngay

Bỉm mỏng luôn là “chân ái”

 

Chọn bỉm mùa hè siêu mỏng nhẹ chỉ 1.55mm

 

Độ mỏng của bỉm có lẽ là tiêu chí nhiều mẹ quan tâm nhất bởi mỏng thường đi kèm với mát, những loại bỉm dày luôn tạo cảm giác nóng bức, đặc biệt khi bé đã tè 1-2 lần. Nhiều mẫu bỉm có độ mỏng ấn tượng được các mẹ truyền tai nhau để dùng thử cho bé, trong đó nổi bật là “nhà vô địch bỉm mỏng” Lucky Baby Plus+ (mỏng chỉ 1.55mm). Độ mỏng đáng kinh ngạc khiến chiếc bỉm trở nên rất nhẹ và hoàn toàn không vướng víu khi mặc quần cho bé mùa hè.

Thấm hút nhanh

 

Thấm hút gấp 5 lần bởi tỷ lệ hạt SAP cao

 

Bỉm không có khả năng thấm hút tốt khi bé tè nhiều khiến da bé luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tác động cùng cọ xát gây ra các chứng viêm da, hăm tã. Với công nghệ hạt SAP thông minh có khả năng ngậm nước cao, bỉm dán Lucky Baby Plus+ mới phiên bản mùa hè 2022 gây ấn tượng với khả năng thấm hút siêu tốc. Hạt SAP ngay khi tiếp xúc với chất lỏng nhanh chóng khóa chặt chất lỏng, dàn đều ra toàn bộ bề mặt bỉm, hoàn toàn không vón cục như lõi bông thông thường.

Chất liệu mềm mịn, chống hăm

 

Lớp bỉm mỏng siêu mềm mịn, chống hăm

 

Những dòng bỉm tốt trên thị trường được nhiều mẹ tin dùng như Lucky Baby đều phải vượt qua rất nhiều kiểm tra, chứng nhận về chất lượng, nguồn nguyên liệu, công nghệ và dây chuyền sản xuất. Không chỉ đảm bảo an toàn và phù hợp với làn da trẻ nhỏ, bề mặt bên trong của bỉm dán Lucky baby Plus+ mới phiên bản mùa hè 2022 với nguồn nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, được ví như ” chiếc quần cotton ” mềm mại cho làn da non nớt của trẻ, hoàn toàn không để lại bụi bông bám vào da gây ngứa ngáy, khó chịu.

Thoáng khí, chống tràn hiệu quả

Yếu tố cuối cùng nhiều mẹ quan tâm khi chọn bỉm mùa hè cho bé chính là khả năng thoáng khí và chống tràn hiệu quả. Đột phá trong thiết kế với hàng triệu lỗ thoáng thông minh, Lucky Baby Plus+ mới “vũ khí bí mật” tặng riêng cho các bạn nhỏ, giúp chiếc bỉm dù mặc trong 3-4 giờ đồng hồ vẫn không bị lưu lại mùi khó chịu, đặc biệt trong mùa hè nóng bức. 

Mẹ có biết tã bỉm Lucky Baby Plus+ mới vượt trội như thế nào?

Ngay từ cái chạm đầu tiên, Lucky tin rằng mẹ đã có thể cảm nhận được những tính năng vượt trội của dòng tã bỉm Lucky baby Plus+ mới. Sản phẩm dành riêng cho mùa hè của bé siêu mỏng nhưng thấm hút đỉnh cao. Hơn thế nữa, Lucky baby Plus+ chắc chắn sẽ chiếm trọn sự an tâm của mẹ dành cho làn da bé, chính bởi:
  • Lớp tã mỏng và siêu mềm mịn
  • Sạch đến 99% vi khuẩn
  • Không huỳnh quang
Bỉm Lucky Baby Plus+ mới luôn đồng hành, cùng bé đón hè sôi động. Mẹ hãy chọn ngay Lucky baby plus+ mới để có thể chăm sóc tốt nhất cho làn da bé yêu nhà mình nhé!

Danh sách đồ chuẩn bị đi đẻ đầy đủ cho cả mẹ và bé

Danh sách chuẩn bị đồ đi đẻ gồm những gì? Đây là một câu thường được các mẹ bầu tìm kiếm, hỏi han trên các diễn đàn, hội nhóm. Chắc chắn càng gần ngày đi sinh mẹ bầu nào cũng hoang mang, không biết chuẩn bị bao nhiêu đồ dùng cần thiết là đủ? Vậy hãy cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Tất cả các giấy tờ cần thiết

 

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi đi sinh

 

Giấy tờ tùy thân là điều mẹ cần nhớ đầu tiên khi chuẩn bị đồ đi sinh cho mình, trong đó 2 loại giấy bắt buộc phải có: Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm Quốc tế (nếu có). Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể nhập viện và sinh con thuận lợi. Mỗi loại mẹ nên phô sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.

Bên cạnh các giấy tờ tùy thân, mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt thai kỳ cũng quan trọng không kém. Sau mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ nên lưu lại tất cả kết quả khám, siêu âm, các xét nghiệm và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian để tiện cho việc theo dõi sau này.

Chuẩn bị đồ đi đẻ

 

Nên liệt kê danh sách chuẩn bị đồ đẻ trước đó vài tuần

 

  • Quần áo cho bé sơ sinh: 5 – 7 bộ size nhỏ, 5-7 bộ size lớn. Khi chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton mềm thấm hút mồ hôi nếu vào mùa hè. Vào mùa đông nên chuẩn bị thêm áo gile mặc ngoài cho bé (khoảng 3-5 cái).
  • Bao tay chân: khoảng 5 bộ. Để giúp trẻ giữ ấm và tránh trường hợp trẻ đưa tay lên cào mặt thì bao tay và bao chân là không thể thiếu. Các mẹ nhớ lộn mặt trái và cắt hết chỉ thừa tránh quấn vào ngón tay/ngón chân bé. 
  • Mũ thóp: loại bằng vải/cotton/mũ len mỏng. Dùng bảo vệ thóp cho bé.
  • Gối vỏ đỗ: 1 bộ gồm 1 cái gối đầu, 2 cái gối chặn khi bé ngủ
  • Tã lót: gồm các loại: tã chéo, tã xô, tã giấy, 30 cái cho mỗi loại. Nên chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Với tã giấy có thể dùng loại quần đóng tã, rất tiện lợi. 
  • Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con cũng là món đồ mẹ chớ nên quên khi chuẩn bị đồ đi sinh, khăn mềm nhỏ chuẩn bị từ 1-2 cái để lót đầu cho bé.
  • Khăn giấy ướt: lau khi bé ị + giấy lót phân su
  • Khoảng 10 khăn xô nhỏ để lau mặt cho bé, 1 – 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.
  • Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau miệng cho bé và lau ngực cho mẹ.
  • Băng rốn: 4-5 cái
  • Rơ lưỡi: khoảng 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần để vệ sinh miệng cho bé.
  • Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.
  • Phấn rôm hoặc kem chống hăm: dưỡng da, chống hăm cho bé, nên thoa sau khi bé tắm.
  • Bình sữa, núm cao su mềm, dụng cụ cọ bình sữa: dùng trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài.
  • Sữa bột cho trẻ sơ sinh
  • Một vài đồ dùng khác như:  dd NaCll 0.9% để rửa mắt, mũi, tấm lót chống thấm, sữa tắm cho trẻ (lactacid), ly nước nhỏ và muỗng nhựa chịu nhiệt dành cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, để đối phó với các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong mùa hè, mẹ có thể chuẩn bị thêm các loại kem trị rôm sảy, kem thoa chống muỗi…

Một số điều các mẹ bầu cần lưu ý

Phụ thuộc vào tình hình thời tiết khi đi sinh mà mẹ có thể sắp xếp thêm hoặc thay đổi chủng loại quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé cho phù hợp với thực tế (đồ dày – mỏng, quần áo dài tay – cộc tay).

Tìm hiểu trước các dịch vụ cung cấp tại bệnh viện để tránh mang theo quá nhiều đồ dùng vật dụng khi vào viện: phích nước nóng, thuê giường nằm cho người thân sản phụ, giặt ủi lấy ngay… Mẹ nên tìm hiểu về bệnh viện nơi mình chuẩn bị sinh bé trước khi chuẩn bị đồ đi sinh vì có một số bệnh viện hiện đại hỗ trợ rất nhiều thứ cho sản phụ và em bé, do đó bạn nên hỏi để tránh tốn chi phí mua và không cần dùng đến. 

Quá trình thụ thai sinh đôi được diễn ra như thế nào?

Quá trình thụ thai sinh đôi được diễn ra như thế nào là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi sinh đôi. Thông thường, khi có thai, bạn chỉ có một em bé trong tử cung. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn có thể có nhiều hơn hai em bé trong tử cung. Muốn tìm hiểu về quá trình này bạn hãy xem bài viết của Lucky Baby bạn nhé!

Quá trình thụ thai sinh đôi

Quá trình thụ thai sinh đôi có hai loại: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.

  • Sinh đôi cùng trứng xuất hiện khi một trứng được thụ tinh chia ra và phát triển thành hai bào thai. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này hoàn toàn giống nhau. Chúng sẽ có cùng giới tính và trông rất giống nhau.
  • Sinh đôi khác trứng xuất hiện khi hai trứng tách biệt nhau được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Trong trường hợp này, sinh đôi có thể là hai nữ, hai nam hoặc một nam và một nữ. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này cũng như các anh chị em ruột sinh cách năm.

Trong thời kì đầu của quá trình mang thai, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được liệu sinh đôi này là cùng trứng hay khác trứng thông qua kiểm tra siêu âm. Hình dạng của nhau thai và màng tế bào là chìa khóa quan trọng để xác định. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể nghi ngờ rằng bạn đang mang thai sinh đôi nếu tử cung của bạn to hơn bình thường hay bác sĩ nghe được nhiều hơn một nhịp tim đập trong quá trình khám thai. Tuy vậy, một số trường hợp được xác định là thai đôi nhưng khi sinh ra chỉ có một bé, trường hợp này được gọi là thai song sinh biến mất. Hiện nay, khoa học chưa lý giải được nguyên nhân của sự mất mát này.

Những dấu hiệu nhận biết mang song thai

 

Mẹ lưu ý những dấu hiệu nhận biết song thai

 

Trong quá khứ, hơn 50% bà mẹ mang thai đôi không hề biết mình sẽ sinh đôi cho tới tận khi đẻ hai em bé ra. Điều này xảy ra do sự biến đổi bên ngoài của người mang thai đôi và người mang thai đơn là khá giống nhau và rất khó phân biệt. Ngay cả những bà đỡ hoặc bác sỹ đầy kinh nghiệm cũng rất dễ sai lầm khi dự đoán xem bà mẹ đang mang thai đơn hay đôi nếu chỉ nhìn bên ngoài.

Sau khi máy siêu âm được sử dụng rộng rãi, việc phát hiện ra bà mẹ mang thai đôi đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dưới đây là các biểu hiện mà bà mẹ có thể biết rằng mình đang mang thai đôi và sẽ sinh đôi:

Linh cảm

Một bài bà mẹ có thể cảm nhận được mình đang mang thai nhiều hơn một đứa trẻ cho dù họ không có bất cứ biểu hiện bên ngoài nào (ví dụ bụng to hơn) để chứng minh.

Biểu hiện nghén nhiều hơn

Người sinh đôi sẽ dễ bị nghén hơn người bình thường.

Trọng lượng cơ thể của mẹ mang thai đôi cũng có thể tăng nhanh hơn các bà bầu bình thường, nhưng đây cũng chưa phải là một biểu hiện chắc chắn cho việc mang thai đôi.

Sau 20 tuần mang thai, mẹ có thể có cảm giác chuyển động trên khắp vùng bụng của mình thay vì chỉ ở một vài vùng (biểu hiện này cũng có thể xảy ra ở một vài bà mẹ mang thai đơn).

Lượng hCG trong máu cao

Ngoài hCG cao hơn bình thường, một vài các xét nghiệm máu khác như AFP cũng có thể đưa lại kết quả cao hơn mức mong đợi nếu bà mẹ mang thai đôi.

Tử cung mở rộng hơn

Việc này thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ là tự nhiên để giúp chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp diễn ra dễ dàng hơn.

Siêu âm

Các máy siêu âm sẽ phát hiện được thai đôi ngay từ tuần thứ 6 cho tới tuần thứ 8 mang thai.

Tuy vậy, phải tới tuần 10-12 thì bác sỹ mới có thể khẳng định được chắc chắn khi nhìn thấy rõ ràng hai cái đầu em bé và thấy hai tim thai khác nhau.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã có thể cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về quá trình thụ thai sinh đôi, để từ đó có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đón 2 bé yêu chào đời khỏe mạnh, bình an.

Ngày rụng trứng được tính như thế nào?

Ngày rụng trứng trong một thời điểm nhất định của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, đây cũng là thời điểm tốt nhất cho quá trình thụ tinh và mang thai. Vì thế nhiều chị em muốn tính thời điểm rụng trứng để tính toán mang thai theo mong muốn.

Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, nó có thể được thụ tinh bởi tinh trùng hoặc không.Nếu được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào, đồng thời di chuyển về tử cung, đến khi phôi nang (blastocyst) hình thành sẽ làm tổ tại tử cung, và nếu làm tổ thành công thì bắt đầu quá trình mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị phân hủy, và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài theo kinh.

Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên trong thời gian rụng trứng

 

Trong một kỳ kinh của phụ nữ sẽ có một nang trứng chín và rụng để sẵn sàng cho việc thụ tinh, làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng có ngày rụng trứng giống nhau, vì nó còn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn thì rụng trứng sẽ có sự chênh lệch.

Hormon là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormon sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp. Chu kỳ kinh của phụ nữ (phổ biến là 28 ngày, có thể dài và ngắn hơn), rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong kỳ rụng trứng, đó là nhiệt độ cơ thể nữ giới cao hơn rõ rệt so với ngày thường. Sự tăng thân nhiệt trong giai đoạn này có nguyên nhân từ việc tăng nồng độ hormon progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng.

Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

 

Tính ngày rụng trứng rất hữu ích cho chị em phụ nữ

 

Như đã biết thì chu kỳ kinh nguyệt nữ giới thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày, chu kỳ dài ngắn mỗi người mỗi khác. Bởi vậy mà để tính được ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt thì chị em đầu tiên là cần phải xác định được độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ 28 hay 30 ngày. 

Để tính được độ dài của chu kỳ kinh nguyệt không khó, bạn chỉ cần ghi nhớ được ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ tháng này và ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ tháng sau là có thể tính được. 

Ví dụ: Nếu như bạn ra máu ngày đầu tiên chu kỳ kinh là vào ngày mùng 1 và tháng sau bạn ra máu vào ngày 28 thì có nghĩa là chu kỳ kinh của bạn là 28 ngày. Còn nếu như bạn ra máu ngày đầu tiên chu kỳ kinh vào ngày mùng 1 và tháng sau ra máu vào ngày 30 thì có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của bạn là chu kỳ 30 ngày. 

Một chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn: giai đoạn hình thành nang, giai đoạn rụng trứng và giai đoạn hoàng thể. Giai đoạn hoàng thể được cố định là 14 ngày và giai đoạn rụng trứng chỉ kéo dài 1 ngày. Như vậy tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt được tính theo công thức sau: Ngày rụng trứng = số ngày của 1 vòng kinh – 14

Nếu tính theo công thức ngày rụng trứng như trên thì khả năng bạn thụ thai được là rất cao. Tuy nhiên phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt không thể áp dụng phương pháp này.

Mong rằng kiến thức này sẽ giúp cho bạn đặc tính được ngày rụng trứng của bản thân để có thể chủ động hơn trong vấn đề có thai hoặc tránh thai theo mong muốn nhé!

Cách giúp mẹ vượt cạn không đau – Bí quyết bỏ túi cho mẹ bầu

Sinh con là thời điểm mà người mẹ nào cũng mong chờ sau suốt 9 tháng 10 ngày. Trong điều kiện sức khỏe mẹ và bé thuận lợi, các bác sĩ thường khuyên mẹ sinh thường. Vậy mẹ nên làm gì để cuộc vượt cạn nhanh chóng và không mất sức? Mời bạn tìm hiểu cách giúp mẹ vượt cạn không đau dưới đây.

Những điều kiện thuận lợi cho mẹ sinh thường

 

Những điều kiện thuận lợi sinh thường cho mẹ và bé

 

Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt

Đây là điều kiện quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Nếu mẹ bầu gặp một trong các vấn đề bệnh lý nào có nguy cơ rủi ro, các bác sĩ sẽ không chỉ định để mẹ bầu sinh thường. Ví dụ mẹ bầu mắc hội chứng rối loạn đông máu, tiền sản giật,…. đều là các trường hợp nên chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Đường sinh của thai nhi không gặp cản trở nào

Quá trình chuyển dạ sinh thường chỉ có thể diễn ra khi đường thoát của thai nhi không gặp cản trở. Trong trường hợp mẹ bầu có các khối u cản đường hay vị trí rau bám không thuận lợi,… thì thai nhi sẽ không được sinh thường mà phải can thiệp sinh mổ.

Sức khỏe thai nhi tốt

Ngoài sức khỏe của mẹ thì sức khỏe của bé là điều vô cùng quan trọng để bé đủ khỏe vượt qua ống sinh sản và chào đời. Trong trường hợp bé gặp các vấn đề về dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, sa dây rốn,… mẹ bầu nên chọn sinh mổ.

Cân nặng của thai nhi đạt chuẩn

Cân nặng của bé là yếu tố quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Em bé có mức cân nặng đạt chuẩn với cơ thể của mẹ sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Ngược lại, em bé có cân nặng quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Đường kính lưỡng đỉnh của bé và độ mở tử cung của mẹ thuận lợi

Các thai nhi vòng đầu (đường kính lưỡng đỉnh lớn) sẽ khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu cổ tử cung của mẹ không đủ mở thì thai nhi cũng sẽ không thể sinh thường. Chính vì thế, trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về vấn đề phương pháp sinh thường và sinh mổ phù hợp.

Ngôi thai thuận

Bên cạnh vấn đề trên thì các vấn đề về ngôi thai thuận là một yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Nếu ngôi ngang, ngôi ngược thì em bé sẽ không thể sinh thường mà cần can thiệp sinh mổ.

Làm gì để dễ đẻ? Bà bầu nên chịu khó vận động

 

Bà bầu phải chịu khó vận động

 

Cơ thể nặng nhọc, kiệt sức, đau khắp người… là những điều khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường. Tuy nhiên, một trong những mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh là bà bầu phải chịu khó vận động:

  • Đi bộ chậm, nhẹ nhàng. Bạn nên chuẩn bị một đôi giày và lên kế hoạch đi bộ mỗi ngày.
  • Bơi lội cũng là bài tập tuyệt vời giúp thai phụ sinh thường dễ dàng
  • Bài tập Kegel cũng có thể giúp đẻ thường không đau
  • Các động tác giúp săn chắc cơ đùi. Điều này rất cần thiết cho việc đẻ thường vì trong quá trình chuyển dạ, bắp đùi phải chịu một lực rất lớn.

Hạn chế căng thẳng cách giúp mẹ bầu vượt cạn không đau

Trong thai kỳ, bạn cố gắng giữ bình tĩnh, kiểm soát tâm trạng và tránh căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến việc “vượt cạn” trở nên khó khăn hơn. Do đó, nếu bạn thắc mắc tháng cuối làm gì để dễ sinh thì có thể thử:

  • Ngồi thiền, tập yoga
  • Thư giãn bằng cách làm những điều mình thích như đọc sách, nghe nhạc…

Cách giúp mẹ vượt cạn không đau? Duy trì chế độ ăn khoa học

Mẹ khỏe thì bé sẽ khỏe. Duy trì chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn sinh con dễ dàng hơn:

  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, gồm trái cây, rau, thịt nạc, đậu và sữa
  • Ăn nhiều rau có màu xanh đậm vì những loại rau này chứa nhiều protein tốt cho cơ thể.
  • Sắt là một chất không thể thiếu khi mang thai. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng trong chế độ ăn mỗi ngày của mình có những món giàu chất sắt.
  • Ăn hải sản với số lượng vừa phải.
  • Đừng ăn quá nhiều đường, thực phẩm ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt).
  • Hạn chế những món ăn đường phố vì chúng thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Luôn giữ tâm lý thoải mái, điều hòa hơi thở khi rặn đẻ

Việc làm này sẽ giúp cuộc rặn đẻ thuận lợi hơn rất nhiều. Quá trình sinh nở là một hành trình hết sức tự nhiên, mọi đau đớn sẽ không quá to tát so với niềm hạnh phúc đón con yêu chào đời. Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy quá sức hãy lên tiếng yêu cầu bác sĩ trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn lại thai phụ cách hít thở lấy hơi nhịp nhàng và hỗ trợ những điều cần thiết.

Để đảm bảo quá trình sinh bé được diễn ra tự nhiên, an toàn thì việc tìm hiểu và nắm vững các thông tin về việc hít thở và cách rặn đẻ là điều vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, tự tin. Tránh việc nóng vội và lo lắng quá mức. Sau khi vào phòng sinh, mẹ bầu chỉ cần nhớ kỹ và thực hành theo những thông tin mình đã biết cùng với sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Sinh nở là một quá trình thiêng liêng, cao cả nhưng cũng không kém phần ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Chính vì vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức trong thai kỳ và chăm sóc bé là điều cực kỳ cần thiết.

Mặc tã dán đúng cách bé thỏa chí vui đùa

Việc dùng tã dán đúng cách không chỉ giúp tã khỏi bị tuột hay xô lệch mà còn ảnh hưởng đến việc chăm sóc da bé, thậm chí giúp ngừa hăm, viêm da nữa đó ạ! Vậy cách mặc tã dán thế nào cho đúng chuẩn. Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Tã dán

Tã dán là loại tã có hình dạng như chiếc quần, sản phẩm này có 2 miếng dán ở 2 bên hông để khi dán vào sẽ định hình như chiếc quần. Tã dán có chất lượng tương đương với tã quần nhưng lại có giá thành rẻ hơn. Với loại tã này, mẹ có thể cởi ra, mặc vào cho bé một cách dễ dàng.

Thay tã cho trẻ sơ sinh khi nào?

Trẻ sơ sinh cần được thay tã trước hoặc sau khi bú và bất cứ lúc nào đại tiện, tiểu tiện.

Một số bé có làn da mỏng manh cần thay tã sau khi ngủ một đêm để không bị kích ứng da. Nhiều loại tã lót dùng một lần thấm hút rất tốt, nên nhiều mẹ không nhận ra rằng tã đã bị ướt. 

Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra độ ẩm của tã bằng cách đưa một ngón tay sạch vào phía trong tã. Đối với một số loại tã cũng có báo tràn mẹ chỉ cần để ý màu sắc của vạch báo để thay tã kịp thời cho trẻ.

 

Trẻ cần được thay tã sau mỗi 4 tiếng 1 lần

 

Vậy bao lâu thay tã một lần? Thông thường, trẻ cần được thay tã sau mỗi 4 tiếng 1 lần cho dù là tã có bị bẩn hay không. 

Đặc biệt, ở những tháng đầu đời, thời gian thay tã cho bé sơ sinh nên được rút ngắn lại hơn, cụ thể sau 2-3 tiếng bé sẽ cần 1 chiếc tã mới.

Cách mặc tã dán dúng cách

Có rất nhiều lý do để mẹ hiện đại sử dụng bỉm đúng cách giúp việc chăm sóc con nhàn nhã hơn. Tuy nhiên, trước khi dùng tã dán mẹ cũng cần tìm hiểu cách sử dụng đúng để giúp bé thoái mái và khỏe mạnh nhé!

 

Các bước khi sử dụng tã dán Lucky Baby đúng cách

 

Các bước thay tã dán:

Bước 1: Đầu tiên, các mẹ cần rửa sạch và lau khô tay. Đặt em bé nằm ngửa. Cởi quần, áo nếu khiến cho quá trình thay tã vướng víu. Cởi bỏ tã bẩn. Đối với tã dùng một lần, mẹ gỡ từng miếng dính ở tã và gập lại. Nâng hai chân bé lên một cách nhẹ nhàng và kéo tã bẩn ra ngoài, đặt sang một bên. Sau đó vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng khăn ướt/ khăn sữa. Các mẹ làm sạch cả những nếp gấp ở đùi và mông của bé nhé. Nếu là bé gái, các mẹ hãy nhớ lau từ trước ra sau nhé, tránh nhiễm trùng cho bé. Đợi cho da bé khô và thoáng khí trong vài giây trước khi mặc tã mới.

Bước 2: Lấy tã mới, đặt dưới em bé. Kéo nửa trước tã lên bụng của bé. Đối với bé mới sinh, các mẹ tránh che cuống rốn cho đến khi nó khô và rụng. Hãy chắc chắn kích thước của tã phù hợp với bé để bé được quẫy đạp thoải mái, không bị gò bó.

Bước 3: Dính các miếng dính ở tã sao cho vừa với cơ thể bé và đảm bảo 2 bên phải cân đối. Chú ý để miếng dính không dính vào da bé nhé mẹ.

Bước 4: Sau khi dính các mẹ nên điều chỉnh lại vách thun 2 bên khít với đùi bé để ngăn tràn. Mẹ mặc quần áo cho bé và để bé nằm ở giường/ cũi hoặc nơi an toàn sau đó gấp tã bẩn, cho vào thùng rác và rửa tay kỹ các mẹ nhé.

Qua nội dung bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp cho các mẹ những hướng dẫn cụ thể về cách mặc tã cho bé để thao tác thay tã trở nên nhanh gọn nhẹ nhàng hơn. Đó là những chia sẻ về cách mặc tã dán Lucky Baby cho bé. Mẹ có thể tham khảo địa chỉ cung cấp bỉm Lucky Baby uy tín, chất lượng. Ngoài ra thì mẹ cũng có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm tã dán tốt vào mùa hè cho bé ngay tại Lucky Baby.

Mùa hè mẹ có nên đóng bỉm cho bé?

Mùa hè đến rồi, mẹ đã chuẩn bị chống nóng cho bé yêu chưa? Để giúp da bé thông thoáng trong mùa hè này, mẹ có nên đóng bỉm cho bé? Cùng Lucky Baby khám phá những tuyệt chiêu cho bé và mẹ nhé!

Mùa hè có nên đóng bỉm cho bé?

Nắng nóng kéo dài khiến nhiều mẹ lo lắng và tìm Lucky tư vấn về vấn để có nên đóng bỉm cho bé vào mùa hè hay không?

Mẹ ơi! Bé hoàn toàn có thể đóng bỉm vào những ngày hè chỉ cần mẹ đóng bỉm đúng cách và chọn loại bỉm phù hợp cho con thôi mẹ nhé!

Bỉm Lucky Baby Plus+ mới ” cứu nóng ” mùa hè cho bé

 

Mùa hè mẹ có nên đóng bỉm cho bé? Lucky Baby Plus+ công phá ngày hè

 

Bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược: Mẹ ưu tiên chọn bỉm có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng thấm hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó. Sau khi hút nước, các hạt SAP này sẽ chuyển sang dạng gel để chống thấm ngược, giúp mông con luôn khô thoáng, dễ chịu. Càng nhiều hạt SAP thay thế cho lớp bông thấm hút thông thường, bỉm càng mỏng nhẹ, thoáng mát, khả năng thấm hút cũng “xịn” hơn đó ạ. Lucky Baby Plus+ cải tiến mới hạt SAP công phá ngày hè.

Bỉm mỏng: Giống mẹ mặc áo bông dày vào mùa hè, rất bí bách, khó chịu. Bé mặc bỉm cũng vậy, Lucky Baby Plus+ mỏng 1.55mm để con thoáng mát trong ngày hè.

Bề mặt bỉm có nhiều rãnh thoát khí: Càng nhiều rãnh thoát khí, bỉm càng thấm hút tốt, thoáng khí, hạn chế mông bé tiếp xúc với bề mặt bỉm gây bí bách, khó chịu. Ngoài ra, bỉm Lucky Baby Plus+ có mặt đáy thoát khí để không khí bên trong và bên ngoài bỉm lưu thông, tránh hầm bí, khó chịu cho bé.

Những vấn đề thường gặp vào mùa hè khi mẹ đóng bỉm cho bé cần lưu ý

Hăm tã, mẩn đỏ, viêm da: Thường gặp khi mẹ vệ sinh vùng da mặc tã chưa đúng và cho bé mặc bỉm liên tục trong quá 4h. Phân và nước tiểu tiếp xúc lâu với da bé tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây hăm, mẩn đỏ cho con. Đây là vấn đề về da thường gặp, không gây nguy hiểm nhưng khiến con bị đau, khó chịu, quấy khóc,… mẹ cũng xót xa theo.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: Khi bé tiểu tiện, vi khuẩn được đào thải sẽ tích tụ trong bỉm và phát triển. Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là vùng da ở bộ phận sinh dục, bé dễ bị viêm đường tiết niệu khiến đi tiểu đau buốt, khó chịu.

Suy thận: Nhiễm khuẩn tiết niệu để lâu sẽ lan lên trên, gây các vấn đề trên thận như viêm thận, bể thận, suy thận.

Giảm chức năng sinh sản: Nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn của bé là 34 độ trong khi việc đóng bỉm thường xuyên vào mùa hè làm nhiệt độ tăng lên tới 37 độ. Lâu ngày điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng của bé trai sau này.

Cách đóng bỉm mùa hè giúp bé dễ chịu, ngừa hăm tối đa

3 bí kíp dưới đây sẽ giúp bé nhà mình thoải mái mặc bỉm vào mùa hè, không lo các vấn đề về da.

Giảm số giờ mặc bỉm cho bé: Trước khi mặc bỉm mới cho bé, mẹ cho mông con được “nude” trong khoảng 15 phút để khô thoáng, dễ chịu. Nếu bé bị hăm tã, mẩn đỏ, mẹ không cho con mặc bỉm vào ban ngày, chỉ mặc bỉm lúc con đi ngủ thôi mẹ nhé!

Thay bỉm cho bé khoảng 3 – 4 tiếng/lần: Phân và nước tiểu để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hăm tã, mẩn đỏ cho da bé. Mẹ thay tã cho bé 3 – 4h/lần và thay ngay khi bé đi ị để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho con.

Vệ sinh cho bé mỗi lần thay bỉm: Mẹ sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm để làm sạch da con mỗi lần thay bỉm. Mẹ chú ý vệ sinh kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, mông để ngừa hăm cho con. Với bé gái, mẹ lau từ trước ra sau, tránh để phân dính lên bộ phận sinh dục của con gây nhiễm khuẩn.

Bỉm Lucky Baby Plus+ mới luôn đồng hành, cùng bé đón hè sôi động. Mẹ hãy tham khảo ngay, để chọn được sản phẩm tốt nhất cho con yêu của mình. Chắc chắn bé sẽ có những ngày thật vui vẻ, ý nghĩa và mẹ cũng hạnh phúc hơn.

Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi

Quan sát con yêu lớn lên từng ngày là điều mà cha mẹ luôn cảm thấy hạnh phúc. Đặc biệt là trong thời gian con yêu dưới 1 tuổi, cha mẹ mong ngóng con lớn lên từng ngày. Vậy các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi cột mốc phát triển của trẻ trong tháng đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua. Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay bạn nhé!

Khi con được 1 tháng tuổi

 

Giai đoạn phát triển của bé khi được 1 tháng tuổi

 

Khi bé 1 tháng tuổi đừng lo lắng nếu con không nhìn thẳng vào mắt các mẹ. Vì các con 1 tuần tuổi có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của mẹ. Ngay khi bé quen với mẹ trong tháng đầu tiên, bé sẽ thích thú với việc trao đổi ánh mắt. Trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn là các hình dạng hay màu sắc khác. Tiếp theo những thứ bé quan tâm là vật thể sáng, chuyển động, tương phản cao hay đen trắng…

Mẹ có thể tham khảo thêm chuyên mục chăm sóc con để có thêm kinh nghiệm mẹ nhé!

Khi con được 2 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 2, bé đã có thể cười và nhận ra những vật thể xung quanh khi chúng xuất hiện trước mặt bé.

Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể nghe được những tiếng ừng ực trong miệng bé và tiếng bé cười. Nhóc tì nhà bạn còn có thể tạo ra những âm thanh vui nhộn và phấn khích; đá chân và huơ tay liên tục. Ngoài ra, bạn có thể thử xem bé có tự đưa vào miệng những món mà bạn đặt vào tay bé hay không nhé.

Phát triển thể chất của bé 3 tháng tuổi

 

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi bắt đầu có thể ngủ một giấc ngon lành vào ban đêm

 

Khi đến tháng thứ 3, bé yêu của bạn sẽ phát triển rõ rệt, mũm mĩm và dài người ra hẳn. Tuy nhiên, tốc độ tăng cân của mỗi bé sẽ không giống nhau, có bé lại tăng nhanh nhưng có bé lại tăng cân chậm hơn so với tháng trước. Trung bình trẻ sơ sinh tháng thứ 3 sẽ tăng khoảng 0.6 – 1kg. Trong giai đoạn này nếu trẻ bị ốm, tốc độ tăng cân sẽ bị chững lại, thậm chí sụt cân.

Theo bảng chiều cao chuẩn, cân nặng của bé trai sơ sinh 3 tháng tuổi trung bình là 5 – 7kg, với bé nữ là 4.7 – 6.2kg. Tương ứng với đó, chiều cao của trẻ sẽ là 58 – 63 cm và 57 – 59cm.

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi bắt đầu có thể ngủ một giấc ngon lành vào ban đêm, từ 6 – 8 giờ. Do đó, bố mẹ sẽ đỡ vất vả chăm sóc hơn so với những tháng đầu. Ngoài ra, ban ngày trẻ còn ngủ thêm vài giấc nữa nên tổng thời gian ngủ của trẻ đạt từ 14-16 giờ/ngày.

Khi bé 4 tháng tuổi

Con của bạn đang trở thành một “công dân” nhỏ tuổi ở tháng thứ 4. Và sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên bằng những tính cách rất riêng của mình. Cha mẹ sẽ nhận ra bé có nét gì giông giống với tính cách của ai đó mà bạn rất quen. Có thể là của chính mẹ hay là bố của bé, giống như là một bản sao bé nhỏ vậy. Nhưng cũng có khi bé lại có tính tình khác hẳn. Không giống ai trong gia đình, đôi lúc khiến bạn không thể hiểu nổi.

Các mẹ đã có vài tháng để làm quen với em bé. Và cũng đã biết cách chăm sóc bé thoải mái, vui vẻ hơn. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong quãng thời gian làm mẹ. Có thể đoán trước bé cần gì, và đáp ứng cho bé. Việc này đôi lúc dễ dàng. Nhưng cũng có lúc bé thật khó chịu và các mẹ chẳng thể hiểu nổi bé muốn gì mà đáp ứng. Điều này vẫn thường xảy ra và bạn đừng để bị mất tự tin về khả năng làm mẹ tuyệt vời của mình nhé.

Các giai đoạn phát triển của bé 5 tháng tuổi

Bé sẽ rất cố gắng vươn tay đến những vật khác nhau trước mặt giữ trong tay lâu hơn. Các cô cậu nhóc cũng bắt đầu thổi bong bóng nước bọt; lật người thuần thục và cố gắng dùng vai để đẩy người ngồi dậy. Bé còn biết ôm bố mẹ và những người bạn thú bông thật chặt rồi đấy.

Phát triển bé 6 tháng tuổi

 

Giai đoạn này, bé sẽ thích thức hơn là ngủ, đôi khi việc dỗ bé sẽ khó khăn hơn

 

Em bé 6 tháng tuổi của bạn sẽ có trọng lượng cơ thể tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Ngoại trừ trường hợp trẻ gặp vấn đề cân nặng hoặc sinh non. Vào thời điểm này, trọng lượng phần đầu của bé vẫn nặng hơn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng rõ ràng là đã cân xứng hơn so với thời điểm mới sinh.

Về giấc ngủ, trẻ cần ngủ 3 giấc mỗi ngày, 10 tiếng vào ban đêm và 1-3 tiếng vào ban ngày. Giai đoạn này, bé sẽ thích thức hơn là ngủ, đôi khi việc dỗ bé sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu kiên nhẫn, bạn chắc chắn sẽ tạo được thói quen ngủ đúng giờ, giấc cho bé yêu

Khi bé 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi cũng giỏi hơn trong việc giao tiếp không lời. Chúng có thể thực hiện một loạt các biểu cảm khuôn mặt từ cười lớn đến cau mày. Bé cũng có thể hiểu được cảm giác của bạn thông qua ngữ điệu của giọng nói và qua nét mặt. Em bé giao tiếp bằng lời nói qua nhiều âm thanh khác nhau như tiếng cười. Tiếng thổi nước bọt và bập bẹ các chuỗi phụ âm như “Da-da-da”.

Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể. Chỉ vài tháng trước, khi bạn giấu một vật thể hoặc dấu mặt đi trong trò chơi ú òa. Bé nghĩ rằng chúng đã ra đi mãi mãi. Bây giờ, bé nhận ra người và các đối tượng còn tồn tại mãi mãi ngay cả khi họ không có mặt.

Em bé 7 tháng cũng có thể bắt đầu lo lắng, khóc và bám vào cha mẹ. Bất cứ khi nào bạn rời bé hoặc để bé lại với người giữ trẻ. Sự quen thuộc mang cho bé cảm giác thoải mái hơn. Trẻ ở lứa tuổi này cũng bắt đầu lo lắng về người lạ.

Phát triển thể chất của bé 8 tháng tuổi

Trong khi sữa là dinh dưỡng giúp bé tăng trường, thức ăn đặc sẽ cung cấp cho bé thêm năng lượng. Trẻ 8 tháng tuổi cần ăn 2-3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Lúc này bé sẽ không đòi bú mẹ nhiều như trước nữa, bởi thức ăn đặc sẽ làm bé no lâu hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ 8 tháng tuổi bú 4 cữ mỗi ngày nhé!

Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi có nhu cầu ngủ 2-3 giấc mỗi ngày, kéo dài từ 1-3 tiếng. Giai đoạn này, sinh lý của trẻ đang gần vào khuôn nên mẹ sẽ dễ sắp xếp thời gian cho bé ăn và bú hơn.

Về trọng lượng của trẻ 8 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng tháng để so sánh với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Khi bé 9 tháng tuổi

Bé đã có thể phát âm được những âm tiết đơn giản bằng cách bắt chước người lớn. Bé cũng có thể kéo lê mông hoặc trườn người nhiều hơn; vỗ tay; Đứng vững trong vài giây mà không cần đỡ; bắt đầu thích trèo lên đồ vật và bậc thang. Đặc biệt là bé sẽ phản ứng lại khi có người gọi tên mình.

Phát triển thể chất của bé 10 tháng tuổi

 

Trẻ ở giai đoạn tập đi thường dễ mệt mỏi sau khoảng thời gian ngắn hoạt động

 

Bé 10 tháng chỉ còn ngủ 2 giấc vào ban ngày. Bé sẽ ngủ một giấc ngắn vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Trẻ ở giai đoạn tập đi thường dễ mệt mỏi sau khoảng thời gian ngắn hoạt động. Khi đó, trẻ sẽ khó chịu và dễ cáu gắt hơn. Bạn hãy bình tĩnh, giảm sự kích thích từ bên ngoài bằng cách tắt đèn, nói nhỏ, cất đồ chơi,… để đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Cân nặng của bé thường sẽ gần gấp 3 lần so với lúc sinh và sẽ đạt mốc lúc 12 tháng. Theo các chuyên gia, trước khi bé được 1 tuổi thì bú mẹ hoặc uống sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé với 3-4 lần bú mỗi ngày. Mỗi bé sẽ cần khoảng 170-250ml cho mỗi lần bú.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể cho bé ăn dặm thêm bằng bột, cháo hoặc thức ăn đã được hầm nhừ, tán mịn hay xay nhuyễn.

Khi bé 11 tháng tuổi

Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi ở tháng thứ 11, bé thường tăng cân chậm nhưng lại phát triển nhiều về chiều cao. Khi bé vận động nhiều, các cơ bắp sẽ khoẻ mạnh hơn. Nhiều trường hợp bé lười ăn do mải chơi hoặc do hệ tiêu hóa không tốt. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm cân ở bé.

Lúc này bé đã học được khá nhiều thứ và dần dần tự lập hơn. Nhưng bé vẫn luôn cần có mẹ bên cạnh hỗ trợ, chăm sóc. Ngoài ra, bé đã có thể đi được vài bước khá nhanh. Tuy nhiên vẫn còn hay bị ngã do độ thăng bằng cơ thể vẫn chưa hoàn thiện lắm.

Khả năng điều khiển hành vi cũng đã tốt hơn những tháng trước khi bé biết cầm cốc uống nước. Cầm thìa, xoay bàn tay để đưa thức ăn vào miệng mặc dù động tác còn hơi vụng về.

Khi bé được 12 tháng tuổi

Một tuổi là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là quãng thời gian có thể khiến cha mẹ cảm thấy con mình đã lớn lên rất nhiều, một số mẹ còn cảm thấy hơi tủi thân một chút con yêu bây giờ bỗng dưng không muốn được mẹ ôm ấp, bế ẵm suốt ngày nữa mà chỉ lúc nào bé muốn mà thôi.

Sự tương tác tình cảm của bé cũng đã có nhiều tiến triển vượt trội. Bé đã bắt đầu biết xấu hổ, lo sợ khi gặp người lạ, khóc thét lên khi cha/mẹ không ở bên hay thói quen thích bắt chước người khác vẫn tiếp tục đến giai đoạn này như uống nước khi mẹ uống hoặc biết dùng lược để chải đầu.

Con không còn là một em bé luôn chờ đợi để được ẵm suốt trong vòng tay của bạn, bây giờ bé tự di chuyển và chỉ cần ôm ấp khi bé muốn thôi. Do đó bé cố gắng tự mình làm nhiều việc và đôc lập hơn trước.

Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi của trẻ này chỉ tương đối và có tính tham khảo vì mỗi trẻ có hành trình phát triển khác nhau tùy theo cơ địa và thể trạng. Mẹ là người hiểu con mình hơn ai hết. Vì thế, bạn nên theo sát bé trong suốt quá trình để cùng con vượt qua thử thách của lứa tuổi này.

Chúc cha mẹ luôn hạnh phúc bên con yêu mỗi ngày!

Sinh đôi cùng trứng là gì? Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không?

Thụ thai là cả một quá trình kì diệu mà cho tới nay vẫn có rất nhiều điều chưa thể lý giải rõ ràng, trong đó bao gồm sinh đôi cùng trứng. Và rất nhiều sản phụ hoang mang, lo lắng khi biết mình mang song thai bởi khi đó người mẹ phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn hẳn so với những bà mẹ đơn thai. Vậy sinh đôi cùng trứng là gì? Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Sinh đôi cùng trứng là gì?

 

Sinh đôi cùng trứng là gì?

 

Mang thai đôi cùng trứng xuất hiện khi mà trứng sau khi được thụ tinh phân chia thành 2 phôi và từ đó phát triển thành hai cá thể riêng biệt.

Quá trình này được hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên khi mà phôi thai chỉ là chùm tế bào. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về hình thức và giới tính.

Một khả năng khác dẫn đến việc sinh đôi cùng trứng là do sự hỗ trợ các của phương pháp kỹ thuật y khoa hiện đại như: đưa trứng đã được thụ tinh và tử cung của phụ nữ, lúc này trứng có thể phân chia làm hai và hình thành song bào thai cùng trứng.

Khả năng sinh thai đôi cùng trứng thường thấp hơn so với sinh đôi khác trứng: Chỉ có 1/3 các trường hợp sinh đôi là cùng trứng. Và khả năng này không phụ thuộc vào gen di truyền như nhiều người lầm tưởng.

Những rủi ro khi mang thai đôi

Khi mang song sinh cùng trứng thì sự chênh lệch về chiều cao, cân nặng…giữa hai thai nhi là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì khi đó là hai thai nhi cùng nhận dưỡng chất chỉ từ một nhau thai. Vì vậy, có thể có thai nhi được tiếp nhận nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi còn lại.

Mẹ bầu mang song thai cùng trứng phải thường xuyên để ý đến tình trạng rối hay thắt cuống rốn nếu hai thai nhi nằm cùng một buồng ối. Vì khi mang song thai thì không gian lúc này chật chội hơn và nguy cơ này cũng sẽ cao hơn.

Mẹ bầu khi mang song thai cùng trứng sẽ có khả năng dị tật cao hơn khi mẹ bầu mang đơn thai hay song thai khác trứng.

Khó sinh gần như là một đặc tính của những ca sinh đôi. Thường hiện nay bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ cho những mẹ bầu mang thai hai em bé.

Mang thai đôi cùng trứng mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm các nguy cơ cho thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm như sau:

 

Sinh đôi cùng trứng mẹ cần lưu ý những gì?

 

Tuân thủ thăm khám bác sĩ theo định kỳ

Khi mang thai, đặc biệt là song thai, mẹ bầu cần đến khám và theo dõi y tế tại các cơ sở y tế, tuân thủ khám thai định kỳ đều đặn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định can thiệp để ít gây tổn hại nhất về sức khỏe và tinh thần của thai phụ.

Song thai dễ có tình trạng thai to, thai bé, do đó 3 tháng cuối mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai ít nhất là 37 tuần vì rất dễ sinh non.

Bổ sung và quan tâm chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có tác động lớn đến thai kỳ. Quá trình tăng cân khi mang thai đôi sẽ giúp đảm bảo cho thai nhi được sinh ra với cân nặng đảm bảo. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống có đầy đủ dưỡng chất, chỉ nên ăn đủ không nên ăn kiêng hoặc ăn quá no.

Uống đủ nước

Mất nước có thể gây sinh non, đặc biệt khi mang song thai. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày.

Song thai dễ xảy ra tình trạng thai to, thai bé…nên 3 tháng cuối thai phụ nhất định phải được theo dõi chặt chẽ để có được sự tư vấn về cách dưỡng thai tốt nhất. Khi chuyển dạ, thai phụ nhất thiết phải đến những cơ sở y tế có khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh.

Điều quan trọng nhất đối với những bà bầu mang song thai là nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, cho biết trước tất cả những nguy cơ, khó khăn để chuẩn bị về tâm lý, cũng như có được sự động viên, an ủi, giúp đỡ từ người thân.

Ngoài ra, việc phải chăm sóc cùng một lúc hai nhóc sau này sẽ là một thử thách không hề nhỏ của mẹ. Vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt, không chỉ là kỹ năng mà còn là tâm lý và cách chia sẻ trách nhiệm này với những người thân trong gia đình bạn.

Hotline: 0984.721.086
Fb: tabimluckybaby