
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Ngay sau sinh, sau khi rốn ngừng đập, nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ kẹp và kéo vô khuẩn để kẹp cắt rốn bé. Hằng ngày, sau khi tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé, nhẹ nhàng lau khô cuống rốn bằng khăn hoặc gạc mềm, sạch. Sau đó, để thông thoáng cho tới khi rốn rụng… Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn
Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông gạc y tế đã được tiệt trùng thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Không nhất thiết phải tắm trẻ mỗi ngày, khi rốn chưa rụng, nên tắm theo tư thế “Đầu” và “Chân” để giữ rốn được khô.
Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay, trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt trùng, mỗi ngày thay một cái, dùng gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô.
Mẹ tham khảo thêm những bài viết tại chuyên mục chăm sóc con để có thêm kiến thức nuôi dưỡng con mẹ nhé!
Những điều nên và không nên khi rốn trẻ sơ sinh chưa rụng
Trong trường hợp rốn bẩn do dính phân hoặc nước tiểu, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào rốn nhẹ nhàng vệ sinh sạch bằng vải mềm hoặc gạc.
Nên:
- Vệ sinh rốn ngày 1 lần sau khi tắm bé.
- Vệ sinh ngay nếu rốn bé dính nước tiểu hoặc nhiễm bẩn.
- Trong trường hợp dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn bé, nên dùng các chai nước muối (dùng để nhỏ mắt) vệ sinh rốn bé, vừa tiện, vừa đảm bảo vô khuẩn. Dùng vải sạch lau rốn.
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn trẻ
- Để cuống rốn tự do, che rốn bằng quần áo trẻ
- Mặc áo cài nút bên khi rốn chưa rụng. Áo cài nút giữa dễ làm trầy xướt cuống rốn do mép áo, gây chảy máu rốn, nhất là khi cuống rốn còn tươi.
- Gấp mép tả xuống phía dưới rốn, điều này tránh chà sát vào rốn gây đau và chảy máu, giúp rốn nhanh rụng, tránh thấp ngược nước tiểu bé lên cuống rốn.
Không nên:
- Không đắp bất kỳ thứ gì lên chân rốn, không băng rốn.
- Không dùng cồn hoặc cồn iod để vệ sinh rốn bé khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
- Tránh đụng vào cuống rốn trẻ khi không cần thiết.
Các bước vệ sinh rốn chưa lành

Những bước vệ sinh rối cho bé sơ sinh
Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng, đợi tay khô và đeo găng tay vô trùng.
Bước 2: Nhẹ nhàng gỡ gạc vô trùng khỏi vị trí rốn, tránh làm đau bé.
Bước 3: Dùng kềm vô trùng gắp gòn viên, hoặc dùng trực tiếp que gòn tẩm dung dịch sát trùng lau sạch xung quanh rốn. Mẹ lau theo chiều từ miệng rốn đến chân rốn, từ ngoài vào trong để tránh lan nhiễm khuẩn từ chân rốn ra ngoài.
Bước 4: Vùng da phía ngoài, xung quanh chân rốn có nguy cơ vi khuẩn lan ra, mẹ nên khử trùng rộng ra khoảng 3 – 4 cm, hạn chế tối đa vi khuẩn phát triển.
Bước 5: Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ với các trường hợp nhiễm trùng, uốn ván, viêm mạch máu rốn, viêm tĩnh mạch rốn. Nếu rốn bé mới rụng và không có biểu hiện bất thường, mẹ bỏ qua bước này nhé.
Bước 6: Thay băng gạc vô trùng mới vào rốn cho bé để tránh dịch rốn hoặc máu chảy ra và tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài gây nhiễm khuẩn.
Việc chăm sóc rốn sau khi rụng và cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần thực hiện theo những bước trên. Đồng thời thường xuyên quan sát nhằm phát hiện những điều bất thường có thể xảy ra để sớm kịp thời xử trí.