Category: Mang thai

chuẩn bị đồ đi sinh

Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh đầy đủ nhất – Tham khảo ngay!

Trước khi sinh các bà bầu cần phải làm rất nhiều thủ tục, chuẩn bị rất nhiều thứ quan trọng để nhập viện. Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi các mẹ bầu cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết khi đi sinh sau đây. Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Lúc nào cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi đi sinh?

"Lúc

Khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ có thể chuẩn bị dần những đồ cần mang khi đi sinh. Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Bởi em bé có thể sinh trước ngày dự sinh bất kỳ lúc nào từ tuần thứ 34 trở đi.

Tuỳ vào từng bệnh viện, yêu cầu về giấy tờ và thủ tục nhập viện sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, dưới đây là những giấy tờ cần thiết mẹ có thể chủ động chuẩn bị trước. Tốt nhất, các mẹ nên gọi điện đến bệnh viện dự định sinh và hỏi cụ thể hơn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, mẹ nên cho những giấy tờ này vào túi và bỏ sẵn vào giỏ đồ khi đi sinh. Đến khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ có thể mang đi cùng luôn.

Giấy tờ và hồ sơ cần thiết trong hành trang đi sinh

Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh

 

  • Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác).
  • Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy
  • Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước bản chính và bản photocopy
  • Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy
  • Thẻ Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy

Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.

Thêm một số loại “giấy tờ” đi sinh mẹ nên mang theo đấy!

Ngoài ra nhà mình cũng có thể mang thêm một số loại “giấy tờ” để giải trí. Những quyển sách chăm con, tạp trí chăm sóc sức khỏe,…. Vừa có thể giúp mẹ thư giãn và thả lỏng tinh thần trước khi sinh đấy ạ.

  • Sách hướng dẫn chăm con:
    • Lần đầu làm mẹ
    • Phương pháp giáo dục con của người Do Thái
    • Con sẽ là một em bé hạnh phúc
  • Tạp chí theo chủ đề;
    • Sức khỏe mẹ bầu
    • Chăm sóc sắc đẹp sau sinh

Vượt cạn thành công cần sự chuẩn bị kỹ càng cả tinh thần lẫn vật chất.  Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh cũng nên được mẹ để ý và chuẩn bị đầy đủ. Ngoài những giấy tờ này, mẹ có thể tham khảo thêm túi đi đồ đi sinh cho mẹ và bé này nữa nhé!

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 7 là lúc mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Thời gian này bạn bắt đầu phải làm nhiều siêu âm và xét nghiệm hơn, tâm lý cũng trở nên lo lắng hơn. Vậy những điều cần biết lưu ý khi mang thai tháng thứ 7 là gì? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

 

Những chế độ dinh dưỡng điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7

 

  • Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp vừa đủ lượng mỡ, các bà mẹ khi nấu ăn nên dùng dầu thực vật để đảm bảo lượng dàu vừa phải và không gây béo phì. Một số loại dầu bà bầu nên bổ sung khi nấu ăn như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lạc hoặc vừng để cung cấp lượng mỡ… Đồng thời bổ sung nhiều loại cá có chứa axit béo omega 3, giúp não thai nhi phát triển tốt cũng như tăng tỉ số IQ của bé sau này.
  • Bà bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ, việc ăn uống từ từ và điều độ sẽ giúp cho việc hấp thự dinh dưỡng vào cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, tháng 7 bụng các bà bầu cũng nặng nề, nên việc ăn quá no trong 1 bữa ăn sẽ khiến bụng mang một lượng thức ăn quá nhiều, khiến bà bầu mệt nhọc hơn.
  • Bổ sung sữa để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và canxi cho bé, các bà mẹ nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, lựa chọn sữa có nguồn góc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo sức khỏe bà bầu là trên hết. Việc bổ sung sữa sẽ góp phần vào quá trình xương bé phát triển nhanh và cứng cáp hơn.
  • Ngoài ra, bà bầu mang thai tháng thứ 7 nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, sắt, chất đạm… như trái cây, rau có màu xanh đậm, trái cây tươi, thịt, cá. Giai đoạn này một số bà bầu thường bị táo bón vì thế mà cung cấp lượng nước là điều hết sức quan trọng hoặc có thể ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.

Tham khảo thêm bài viết chuyên mục Mang Thai để có thêm kiến thức mẹ nhé!

Những chuyển động của thai nhi 7 tháng tuổi mẹ cần biết

Bạn có thể sẽ được trải nghiệm thường xuyên những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi. Mang thai tháng thứ em bé đạp nhiều hoặc thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 cũng không phải là điều quá đáng lo, đây có thể là dấu hiệu cho bé hiếu động hoặc bé đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé đạp nhiều đột ngột, cử động nhiều hơn 20 lần và liên tục hoặc đạp ít hơn 10 lần/ngày, bạn nên đi khám.

Các bệnh có thể gặp khi mang thai tháng thứ 7

 

Mang thai tháng thứ 7 tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần

 

Tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần và thăm khám tương tự như các tháng trước với các chỉ số: cân nặng, huyết áp, nước tiểu, nhịp tim nhi, chiều cao của tử cung, kích thước và hình dạng của tử cung, kích thước và vị trí của thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm khám xem bạn có bị sưng mắt cá chân và bàn chân hay không. Đặc biệt nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, thay đổi thị giác hoặc đau bụng, rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp.

Nếu nhóm máu của bạn là Rh-, hãy nói với bác sĩ để được tiêm Rhogam trong tháng này nhằm ngăn ngừa biến chứng.

Các thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 7 nên tránh

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất như đã đề cập thì việc hạn chế một số thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai cũng rất quan trọng đối với thai phụ. Các thực phẩm thai phụ nên tránh gồm có:

  • Thức ăn quá cay, dầu mỡ: Nếu mẹ bầu tiêu thụ lượng lớn đồ chiên rán, cay nóng sẽ dẫn tới hiện tượng ợ nóng ở thai phụ
  • Các món quá mặn: Việc ăn đồ mặn, chứa nhiều muối làm tình trạng sưng phù trong thai kỳ trở nên trầm trọng hơn, việc hạn chế ăn mặn sẽ giúp hạn chế hấp thu natri vào cơ thể
  • Cà phê, rượu bia, thuốc lá: Đây là những thứ cần tuyệt đối tránh trong suốt thai kỳ vì làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc hội chứng rượu bào thai.
  • Thức ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh có thể đem lại cảm giác ngon miệng nhưng đây đều là những thức ăn không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, thai phụ tốt nhất nên chọn những đồ ăn tươi để đảm bảo khả năng hấp thụ cũng như kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu thụ mỗi ngày.

Những chế độ dinh dưỡng điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7 có vai trò rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ để chuẩn bị đến giai đoạn vượt cạn. Vì thế ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Danh sách đồ chuẩn bị đi đẻ đầy đủ cho cả mẹ và bé

Danh sách chuẩn bị đồ đi đẻ gồm những gì? Đây là một câu thường được các mẹ bầu tìm kiếm, hỏi han trên các diễn đàn, hội nhóm. Chắc chắn càng gần ngày đi sinh mẹ bầu nào cũng hoang mang, không biết chuẩn bị bao nhiêu đồ dùng cần thiết là đủ? Vậy hãy cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Tất cả các giấy tờ cần thiết

 

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi đi sinh

 

Giấy tờ tùy thân là điều mẹ cần nhớ đầu tiên khi chuẩn bị đồ đi sinh cho mình, trong đó 2 loại giấy bắt buộc phải có: Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm Quốc tế (nếu có). Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể nhập viện và sinh con thuận lợi. Mỗi loại mẹ nên phô sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.

Bên cạnh các giấy tờ tùy thân, mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt thai kỳ cũng quan trọng không kém. Sau mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ nên lưu lại tất cả kết quả khám, siêu âm, các xét nghiệm và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian để tiện cho việc theo dõi sau này.

Chuẩn bị đồ đi đẻ

 

Nên liệt kê danh sách chuẩn bị đồ đẻ trước đó vài tuần

 

  • Quần áo cho bé sơ sinh: 5 – 7 bộ size nhỏ, 5-7 bộ size lớn. Khi chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton mềm thấm hút mồ hôi nếu vào mùa hè. Vào mùa đông nên chuẩn bị thêm áo gile mặc ngoài cho bé (khoảng 3-5 cái).
  • Bao tay chân: khoảng 5 bộ. Để giúp trẻ giữ ấm và tránh trường hợp trẻ đưa tay lên cào mặt thì bao tay và bao chân là không thể thiếu. Các mẹ nhớ lộn mặt trái và cắt hết chỉ thừa tránh quấn vào ngón tay/ngón chân bé. 
  • Mũ thóp: loại bằng vải/cotton/mũ len mỏng. Dùng bảo vệ thóp cho bé.
  • Gối vỏ đỗ: 1 bộ gồm 1 cái gối đầu, 2 cái gối chặn khi bé ngủ
  • Tã lót: gồm các loại: tã chéo, tã xô, tã giấy, 30 cái cho mỗi loại. Nên chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Với tã giấy có thể dùng loại quần đóng tã, rất tiện lợi. 
  • Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con cũng là món đồ mẹ chớ nên quên khi chuẩn bị đồ đi sinh, khăn mềm nhỏ chuẩn bị từ 1-2 cái để lót đầu cho bé.
  • Khăn giấy ướt: lau khi bé ị + giấy lót phân su
  • Khoảng 10 khăn xô nhỏ để lau mặt cho bé, 1 – 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.
  • Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau miệng cho bé và lau ngực cho mẹ.
  • Băng rốn: 4-5 cái
  • Rơ lưỡi: khoảng 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần để vệ sinh miệng cho bé.
  • Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.
  • Phấn rôm hoặc kem chống hăm: dưỡng da, chống hăm cho bé, nên thoa sau khi bé tắm.
  • Bình sữa, núm cao su mềm, dụng cụ cọ bình sữa: dùng trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài.
  • Sữa bột cho trẻ sơ sinh
  • Một vài đồ dùng khác như:  dd NaCll 0.9% để rửa mắt, mũi, tấm lót chống thấm, sữa tắm cho trẻ (lactacid), ly nước nhỏ và muỗng nhựa chịu nhiệt dành cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, để đối phó với các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong mùa hè, mẹ có thể chuẩn bị thêm các loại kem trị rôm sảy, kem thoa chống muỗi…

Một số điều các mẹ bầu cần lưu ý

Phụ thuộc vào tình hình thời tiết khi đi sinh mà mẹ có thể sắp xếp thêm hoặc thay đổi chủng loại quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé cho phù hợp với thực tế (đồ dày – mỏng, quần áo dài tay – cộc tay).

Tìm hiểu trước các dịch vụ cung cấp tại bệnh viện để tránh mang theo quá nhiều đồ dùng vật dụng khi vào viện: phích nước nóng, thuê giường nằm cho người thân sản phụ, giặt ủi lấy ngay… Mẹ nên tìm hiểu về bệnh viện nơi mình chuẩn bị sinh bé trước khi chuẩn bị đồ đi sinh vì có một số bệnh viện hiện đại hỗ trợ rất nhiều thứ cho sản phụ và em bé, do đó bạn nên hỏi để tránh tốn chi phí mua và không cần dùng đến. 

Cách giúp mẹ vượt cạn không đau – Bí quyết bỏ túi cho mẹ bầu

Sinh con là thời điểm mà người mẹ nào cũng mong chờ sau suốt 9 tháng 10 ngày. Trong điều kiện sức khỏe mẹ và bé thuận lợi, các bác sĩ thường khuyên mẹ sinh thường. Vậy mẹ nên làm gì để cuộc vượt cạn nhanh chóng và không mất sức? Mời bạn tìm hiểu cách giúp mẹ vượt cạn không đau dưới đây.

Những điều kiện thuận lợi cho mẹ sinh thường

 

Những điều kiện thuận lợi sinh thường cho mẹ và bé

 

Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt

Đây là điều kiện quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Nếu mẹ bầu gặp một trong các vấn đề bệnh lý nào có nguy cơ rủi ro, các bác sĩ sẽ không chỉ định để mẹ bầu sinh thường. Ví dụ mẹ bầu mắc hội chứng rối loạn đông máu, tiền sản giật,…. đều là các trường hợp nên chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Đường sinh của thai nhi không gặp cản trở nào

Quá trình chuyển dạ sinh thường chỉ có thể diễn ra khi đường thoát của thai nhi không gặp cản trở. Trong trường hợp mẹ bầu có các khối u cản đường hay vị trí rau bám không thuận lợi,… thì thai nhi sẽ không được sinh thường mà phải can thiệp sinh mổ.

Sức khỏe thai nhi tốt

Ngoài sức khỏe của mẹ thì sức khỏe của bé là điều vô cùng quan trọng để bé đủ khỏe vượt qua ống sinh sản và chào đời. Trong trường hợp bé gặp các vấn đề về dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, sa dây rốn,… mẹ bầu nên chọn sinh mổ.

Cân nặng của thai nhi đạt chuẩn

Cân nặng của bé là yếu tố quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Em bé có mức cân nặng đạt chuẩn với cơ thể của mẹ sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Ngược lại, em bé có cân nặng quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Đường kính lưỡng đỉnh của bé và độ mở tử cung của mẹ thuận lợi

Các thai nhi vòng đầu (đường kính lưỡng đỉnh lớn) sẽ khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu cổ tử cung của mẹ không đủ mở thì thai nhi cũng sẽ không thể sinh thường. Chính vì thế, trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về vấn đề phương pháp sinh thường và sinh mổ phù hợp.

Ngôi thai thuận

Bên cạnh vấn đề trên thì các vấn đề về ngôi thai thuận là một yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Nếu ngôi ngang, ngôi ngược thì em bé sẽ không thể sinh thường mà cần can thiệp sinh mổ.

Làm gì để dễ đẻ? Bà bầu nên chịu khó vận động

 

Bà bầu phải chịu khó vận động

 

Cơ thể nặng nhọc, kiệt sức, đau khắp người… là những điều khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường. Tuy nhiên, một trong những mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh là bà bầu phải chịu khó vận động:

  • Đi bộ chậm, nhẹ nhàng. Bạn nên chuẩn bị một đôi giày và lên kế hoạch đi bộ mỗi ngày.
  • Bơi lội cũng là bài tập tuyệt vời giúp thai phụ sinh thường dễ dàng
  • Bài tập Kegel cũng có thể giúp đẻ thường không đau
  • Các động tác giúp săn chắc cơ đùi. Điều này rất cần thiết cho việc đẻ thường vì trong quá trình chuyển dạ, bắp đùi phải chịu một lực rất lớn.

Hạn chế căng thẳng cách giúp mẹ bầu vượt cạn không đau

Trong thai kỳ, bạn cố gắng giữ bình tĩnh, kiểm soát tâm trạng và tránh căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến việc “vượt cạn” trở nên khó khăn hơn. Do đó, nếu bạn thắc mắc tháng cuối làm gì để dễ sinh thì có thể thử:

  • Ngồi thiền, tập yoga
  • Thư giãn bằng cách làm những điều mình thích như đọc sách, nghe nhạc…

Cách giúp mẹ vượt cạn không đau? Duy trì chế độ ăn khoa học

Mẹ khỏe thì bé sẽ khỏe. Duy trì chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn sinh con dễ dàng hơn:

  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, gồm trái cây, rau, thịt nạc, đậu và sữa
  • Ăn nhiều rau có màu xanh đậm vì những loại rau này chứa nhiều protein tốt cho cơ thể.
  • Sắt là một chất không thể thiếu khi mang thai. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng trong chế độ ăn mỗi ngày của mình có những món giàu chất sắt.
  • Ăn hải sản với số lượng vừa phải.
  • Đừng ăn quá nhiều đường, thực phẩm ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt).
  • Hạn chế những món ăn đường phố vì chúng thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Luôn giữ tâm lý thoải mái, điều hòa hơi thở khi rặn đẻ

Việc làm này sẽ giúp cuộc rặn đẻ thuận lợi hơn rất nhiều. Quá trình sinh nở là một hành trình hết sức tự nhiên, mọi đau đớn sẽ không quá to tát so với niềm hạnh phúc đón con yêu chào đời. Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy quá sức hãy lên tiếng yêu cầu bác sĩ trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn lại thai phụ cách hít thở lấy hơi nhịp nhàng và hỗ trợ những điều cần thiết.

Để đảm bảo quá trình sinh bé được diễn ra tự nhiên, an toàn thì việc tìm hiểu và nắm vững các thông tin về việc hít thở và cách rặn đẻ là điều vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, tự tin. Tránh việc nóng vội và lo lắng quá mức. Sau khi vào phòng sinh, mẹ bầu chỉ cần nhớ kỹ và thực hành theo những thông tin mình đã biết cùng với sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Sinh nở là một quá trình thiêng liêng, cao cả nhưng cũng không kém phần ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Chính vì vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức trong thai kỳ và chăm sóc bé là điều cực kỳ cần thiết.

Túi đồ đi sinh gọn nhẹ – Tuyệt chiêu sắp xếp đồ đạc

Chuẩn bị túi đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ sẽ giúp cả bố lẫn mẹ kịp thời và chủ động khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy đâu là túi đồ đi sinh gọn nhẹ, khoa học nhất cho mẹ? Kết hợp các tiêu chiêu sắp xếp đồ đạc cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Danh sách đồ sơ sinh cho bé

Đồ đi sinh của mẹ là chuyện nhỏ nhưng chuẩn bị danh sách đồ sơ sinh cho bé mới thực sự là chuyện lớn với nhiều người bởi trước sinh hào hứng mua nhiều nhưng không phải đem đi tất cả. Theo đó, bạn chỉ nên bỏ những thứ thực sự cần thiết sau cho bé thôi nhé:

  • Mũ đội đầu: 2 – 3 cái
  • Tất tay, tất chân: 3 – 5 bộ
  • Quần áo dài tay: 3 – 5 bộ
  • Khăn quấn bé: 2 – 3 cái
  • Khăn xô lớn lau bé khi tắm: 2 cái
  • Khăn sữa (nhỏ): 5 – 10 cái
  • Khăn ướt: 2 gói
  • Rơ lưỡi: 5 – 7 cái
  • Bông y tế: 1 gói nhỏ
  • Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.
  • Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú
  • Sữa thanh, sữa gói phòng trường hợp mẹ chưa về sữa con đã muốn ăn: 5-10 thanh/gói.
  • Bình sữa cho bé để pha sữa gói, sữa thanh: 1 bình
  • Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 1 bịch (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).
  • Phích nước: dùng để đựng nước sôi pha sữa cho con, hâm đồ ăn cho mẹ
  • Bô/ thau/chậu nhỏ: dùng để đựng/ giặt/ rửa đồ mẹ & bé.
  • Chăn mềm nhỏ: 1 cái

Đồ dùng cho mẹ khi đi sinh

                               Chuẩn bị đồ cho mẹ và bé khi đi sinh khoa học

Đồ dùng của mẹ cũng rất quan trọng, đừng vì mải mê chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé mà quên mất đồ của mẹ nhé, sau đây là các món đồ bắt buộc phải có cho mẹ:

– Khoảng 2 bộ đồ sau sinh: mặc ở nhà dài tay nhé các mẹ, nên mua loại đồ cho con bú ấy, nó có thiết kế riêng cho các mẹ đang cho con bú, tiện lợi mà không phải vạch áo lên mới cho con bú được, khiến mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh không phải ngại ngùng khi cho con bú nơi công cộng

– Tất 2-3 đôi: để đeo khi mới sinh

– Bỉm cho người lớn: 2 -3 chiếc dùng ngày đầu sau sinh

– Băng vệ sinh mama: 1 gói dùng trong những ngày có sản dịch

– Quần lót mặc một lần: 5 chiếc

 Miếng lót thấm sữa: 1 hộp để dùng khi ra ngoài.

– Máy hút sữa:mẹ có thể mua trước hay mua sau đều được. Có nhiều loại máy hút sữa khác nhau từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng mẹ lựa chọn sao phù hợp với điều kiện tài chính của mình.

Tuyệt chiêu sắp xếp đồ đạc siêu gọn nhẹ

Với đồ đạc như trên bây giờ hãy cùng Lucky Baby sắp xếp vào túi xách đi sinh sao cho gọn gàng, tiện lợi nhất mẹ nhé!

Túi thứ 1: Đa số các đồ dùng quần áo, tã bỉm sẽ cất trong chiếc túi du lịch này. Người nhà sẽ phụ trách xách, trông coi chiếc túi này vì nó nặng hơn. Các mom sắp xếp theo thứ tự, đồ to, chưa sử dụng để xuống dưới cùng (ví dụ “Túi quần áo của mẹ”), đồ nhỏ gọn, đưa cho bác sĩ đặt ngay trên đầu túi.

Túi thứ 2: Túi này mẹ sẽ mang theo bên người, giao lại cho người nhà khi vào phòng sinh, mình gồm: Hồ sơ sinh, Đồ dùng cá nhân, Đồ mặc ở viện và 1 cuộn giấy vệ sinh trong túi này.

Cách chọn tã bỉm

Chuẩn bị đồ sơ sinh mùa hè cho bé tã bỉm là một thứ thiết yếu rất quan trọng chọn tã bỉm cùng cần lưu ý.

Chọn tã dành riêng cho bé mới sinh: Trung bình trẻ mới lọt lòng có thể dùng đến 10-12 chiếc tã/ngày lận đó mẹ ơi. Vì tiếp xúc với tã nhiều như vậy nên trong giai đoạn này, sự mềm mại là yếu tố quan trọng mẹ cần nhớ khi chọn mua tã cho con. Tiếp theo, mẹ cũng đừng quên khả năng thấm hút và thoáng khí nữa nhé.

Tã dán Luckybaby mới được cải tiến vượt trội mềm mại hơn hẳn giúp chăm sóc tốt nhất cho làn da bé ngay từ 1 ngày tuổi.Hiểu được rằng làn da sơ sinh mỏng manh, chỉ bằng ½ so với  da trưởng thành và khả năng chịu lực chỉ bằng 1/5. LUCKY BABY mang đến một sản phẩm độc đáo chưa từng có. Đó chính là tã dán sơ sinh với lớp đệm siêu mềm mại, ôm nhẹ nhàng vùng lưng và bụng bé giúp bảo vệ, nâng niu làn da sơ sinh từ ngày đầu chào đời. Luckybay – sự lựa chọn hoàn hảo

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé như thế nào mới đủ? Hy vọng với bài viết chi tiết trên đây, mẹ đã có câu trả lời cho chính mình. Ngoài những vật dụng trên đây, tùy theo nhu cầu, mẹ có thể mua thêm đồ dùng cho bé.

 

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4

Giai đoạn mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn có những thay đổi khá rõ rệt do thai nhi dần hình thành và cơ thể mẹ đã quen dần với việc ốm nghén. Lúc này, mẹ bầu cần thay đổi một chút về chế độ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, kèm đó là các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tốt cho sức khỏe. Vậy những điều mẹ cần biết khi mang thai tháng thứ 4 là gì? Cùng Lucky Baby tìm hiểu mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4

Tuần 13

Cánh tay, bàn tay, bàn chân đã được phân biệt rõ rệt. Hệ thống thần kinh của bé cũng đã phát triển và cơ bắp cũng đã được hình thành nên thai nhi trong bụng mẹ có thể di chuyển linh hoạt hơn. Thai nhi cũng đã cảm nhận được âm nhạc từ bên ngoài.

Tuần 14

Lúc này em bé đã có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt. Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ.

Tuần 15

Thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông trên cơ thể khá mỏng, gọi là lông tơ với mức độ khác nhau và nhiều bé khi chào đời vẫn còn lông tơ bám trên người. Lớp biểu bì, bề mặt của da cũng được hình thành trong giai đoạn này.

Tuần 16

Ở tuần 16, thai nhi có chiều dài khoảng 15cm, và có trọng lượng khoảng 120gr. Tuần này thai nhi đã có sự nhạy cảm với ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ thường di chuyển để tránh nơi có ánh sáng.

Tham khảo thêm bài viết chuyên mục Mang Thai để có thêm kiến thức mẹ nhé!

Bà bầu ăn gì trong tháng thứ 4 để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

 

Trái cây và rau quả

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4 rất cẩn bổ sung chất dinh dưỡng

 

Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng thứ 4 của thai kỳ cần dựa trên nhiều nhóm thức ăn để đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Những nhóm thức ăn này gồm có:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Tháng thứ 4 của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để bắt đầu xây dựng nền tảng ngăn chặn chứng táo bón trong thai kỳ. Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và rau xanh là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà bà bầu nên sử dụng
  • Thực phẩm chứa acid béo thiết yếu: Những acid này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và chậm phát triển trí não ở trẻ. Nguồn acid béo lành mạnh đến từ các loại các nước ngọt, cá ngừ, các loại hạt và dầu ô liu.
  • Thực phẩm giàu canxi: Lượng canxi cần cho cả mẹ và bé ngày càng tăng cao theo thời gian nên thai phụ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa để đảm bảo nhu cầu này
  • Các loại thịt: Nên được đưa vào chế độ ăn hằng ngày của mẹ bầu nếu cảm giác buồn nôn đã biến mất, thịt cần chú ý được làm sạch và nấu chính để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Trái cây: Hoa quả và trái cây tươi là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai vì chúng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng nước, chất xơ cao.

Thai giáo cho bà bầu 4 tháng như thế nào?

 

thai giáo

Mang thai tháng thứ 4 nên thai giáo có cả bố và mẹ sẽ giúp em bé phát triển toàn diện nhất

 

Trong tháng thai thứ 4 bé đã có thể nghe các âm thanh từ bên ngoài. Đây là lúc mẹ nên thủ thỉ cùng bé thường xuyên để tăng sự gần gũi với con. Mẹ cũng có thể cho con nghe nhạc hoặc đọc truyện cho bé nghe để gia tăng tương tác. 

Hãy chọn khung giờ cố định trong ngày, vỗ nhẹ vào bụng khi bắt đầu và chào tạm biệt bằng một cái vỗ nhẹ khác. Việc thành lập trình tự khi giao lưu với con giúp tạo thói quen cho bé. Và củng cố tốt hơn sợi dây liên kết giữa mẹ bầu và thai nhi. À, nhớ là hãy cho bố bé tham gia câu chuyện cùng để con quen thuộc và cảm nhận được giọng nói của bố nhé.

Tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 4

Tháng thứ 4 được gọi là tháng thoải mái nhất trong 9 tháng mang thai. Bởi tháng này hầu hết mẹ bầu đã qua giai đoạn nôn nghén. Đồng thời những vấn đề và áp lực do thai lớn chưa xuất hiện nhiều nên mẹ khá thoải mái. Không có nhiều lưu ý về tư thế nằm ngủ cho mẹ bầu ở tháng thứ 4. Chị em chỉ cần chọn cho mình tư thế nằm thoải mái nhất để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Mẹ có thể nằm sấp mà không cần lo lắng tư thế này gây ảnh hưởng đến em bé. Mẹ cũng có thể nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ làm giảm lưu thông máu đến bào thai. Sử dụng gối bà bầu, kê cao đầu, kê cao chân đều được nếu những điều đó khiến mẹ thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp bị rối loạn giấc ngủ mẹ bầu nên ngủ giấc trưa dài. Tránh để bản thân thiếu ngủ trong giai đoạn này.

Dấu hiệu bất thường mang thai tháng 4 cần đi khám ngay 

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ hầu hết mẹ bầu đều đã giảm nôn nghén. Nhưng nếu tình trạng nôn ngày một tăng thì đó có thể là một bất thường khi mang thai. Việc nôn nghén quá nhiều và kém ăn gây suy nhược cơ thể trong khi mang thai tháng thứ 4 cần rất nhiều dinh dưỡng. Mẹ bầu nên đi khám nếu thấy việc nôn nghén khiến cơ thể trở nên suy kiệt.

Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo quá nhiều cũng có thể là bất thường khi mang thai. Tháng thứ 4 thai kỳ đã ổn định nên rất hiếm trường hợp ra máu âm đạo. Nếu thấy ra máu mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám. Dịch âm đạo ở tháng thứ 4 sẽ ra nhiều hơn ba tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu ra quá nhiều hoặc có mùi hôi thì có thể mẹ bầu đã bị viêm hoặc nấm, nên thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bụng to nhanh hơn bình thường, ngứa lòng bàn tay bàn chân dữ dội, thường xuyên nổ đom đóm mắt đều là những nguy cơ khi mang thai. Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra khi thấy các triệu chứng nặng bất thường. Hoặc để yên tâm, hãy đăng ký khám bệnh ở những bệnh viện có hỗ trợ giải đáp qua tổng đài hoặc kênh online để thêm phần yên tâm.

Trên đây là những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4, bụng bầu vào tháng thứ 4 có rất nhiều sự thay đổi. Bạn đừng quên chăm sóc sức khỏe bản thân mình thật tốt và kiểm tra sức khỏe thai kỳ đều đặn để bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé.

 

Chuẩn bị đi sinh em bé – Hành trình chào đón bé yêu

Đón con yêu chào đời khi lần đầu làm mẹ làm bố không thiếu những lúng túng, vậy chuẩn bị đi sinh em bé cần những đồ gì? Giỏ đồ đi sinh cho mẹ và bé thật ra không nhiều và khó nhớ, dưới đây là tất tần tật kinh nghiệm để mẹ có một kỳ sinh thật hoàn hảo.

1. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

 

Chuẩn bị đi sinh em bé trước vài tuần khi đi sinh

 

  • Quần áo cho bé sơ sinh: 5 – 7 bộ size nhỏ, 5-7 bộ size lớn. Khi chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton mềm thấm hút mồ hôi nếu vào mùa hè. Vào mùa đông nên chuẩn bị thêm áo gile mặc ngoài cho bé (khoảng 3-5 cái).
  • Bao tay chân: khoảng 5 bộ. Để giúp trẻ giữ ấm và tránh trường hợp trẻ đưa tay lên cào mặt thì bao tay và bao chân là không thể thiếu. Các mẹ nhớ lộn mặt trái và cắt hết chỉ thừa tránh quấn vào ngón tay/ngón chân bé. 
  • Mũ thóp: loại bằng vải/cotton/mũ len mỏng. Dùng bảo vệ thóp cho bé.
  • Gối vỏ đỗ: 1 bộ gồm 1 cái gối đầu, 2 cái gối chặn khi bé ngủ
  • Tã lót: gồm các loại: tã chéo, tã xô, tã giấy, 30 cái cho mỗi loại. Nên chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Với tã giấy có thể dùng loại quần đóng tã, rất tiện lợi. 
  • Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con cũng là món đồ mẹ chớ nên quên khi chuẩn bị đồ đi sinh, khăn mềm nhỏ chuẩn bị từ 1-2 cái để lót đầu cho bé.
  • Khăn giấy ướt: lau khi bé ị + giấy lót phân su
  • Khoảng 10 khăn xô nhỏ để lau mặt cho bé, 1 – 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.
  • Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau miệng cho bé và lau ngực cho mẹ.
  • Băng rốn: 4-5 cái
  • Rơ lưỡi: khoảng 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần để vệ sinh miệng cho bé.
  • Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.
  • Phấn rôm hoặc kem chống hăm: dưỡng da, chống hăm cho bé, nên thoa sau khi bé tắm.
  • Bình sữa, núm cao su mềm, dụng cụ cọ bình sữa: dùng trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài.
  • Sữa bột cho trẻ sơ sinh
  • Một vài đồ dùng khác như:  dd NaCll 0.9% để rửa mắt, mũi, tấm lót chống thấm, sữa tắm cho trẻ (lactacid), ly nước nhỏ và muỗng nhựa chịu nhiệt dành cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, để đối phó với các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong mùa hè, mẹ có thể chuẩn bị thêm các loại kem trị rôm sảy, kem thoa chống muỗi…

Mẹ nên tham khảo thêm chuyên mục Mang thai của Lucky Baby để biết thêm nhiều thông tin bổ ích

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu

Dưới đây là 3 nhóm đồ dùng cần thiết dành cho mẹ bầu khi chuẩn bị đồ đi sinh:

 

Bên cạnh chuẩn bị đi sinh em bé, mẹ cũng phải cần chuẩn bị nữa đấy

 

Tất cả giấy tờ cần thiết

Giấy tờ tùy thân là điều mẹ cần nhớ đầu tiên khi chuẩn bị đồ đi sinh cho mình, trong đó 2 loại giấy bắt buộc phải có: Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm Quốc tế (nếu có). Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể nhập viện và sinh con thuận lợi. Mỗi loại mẹ nên phô sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí. 

Bên cạnh các giấy tờ tùy thân, mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt thai kỳ cũng quan trọng không kém. Sau mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ nên lưu lại tất cả kết quả khám, siêu âm, các xét nghiệm và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian để tiện cho việc theo dõi sau này. Một lời khuyên nhỏ là, mẹ nên sớm chọn lựa cho mình một bệnh viện sinh phù hợp, sau đó bắt đầu thăm khám định kỳ tại đây để các bác sĩ có thể theo dõi liên tục, nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi để đưa ra phương án sinh phù hợp nhất.  

Trang phục của mẹ bầu

Mẹ bầu cần những trang phục gì trong giỏ đồ chuẩn bị đi sinh? 

– Quần áo: Mặc dù có sẵn đồ bệnh nhân tại viện nhưng mẹ vẫn nên mang theo cho mình từ 1 – 2 bộ đề phòng đồ dơ chưa kịp thay hoặc đồ để mặc xuất viện. Trang phục mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút (thuận tiện cho bé bú).

– Tất tay, chân: 1 – 2 đôi phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.

– Quần lót giấy: 20 cái (vừa đủ kể cả khi mẹ sinh mổ)

– Mũ trùm: 1 cái

Vật dụng vệ sinh cá nhân

Chuẩn bị đầy đủ khoản này sẽ khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn sau sinh khi được dùng đồ vật quen thuộc với mình. Bên cạnh đó, việc chủ động vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp mẹ tránh được những viêm nhiễm không đáng có sau sinh.

– Băng vệ sinh loại chuyên dụng cho mẹ sau sinh: 10 cái

– Khăn tắm: 1 cái

– Áo choàng, khăn choàng giữ ấm (nếu đi sinh vào mùa lạnh): 2 – 3 cái

3. Bố cũng cần chuẩn bị đồ đi sinh cho em bé đấy

Công tác chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé coi như đã tạm ổn nếu như mẹ nhớ xếp đủ vật dụng trong danh sách chuẩn bị đồ đi sinh kể trên. Tuy nhiên, ngoài mẹ và bé vẫn còn một người nữa cần cho mình danh sách chuẩn bị đồ đi sinh. Bố đóng vai trò người hỗ trợ quan trọng nhất, thế nên bố cũng cần bỏ túi một vài lưu ý nhỏ để cuộc đi sinh của cả nhà bớt rối rắm, tránh tình trạng quên trước, mất sau.

  • Tiền mặt (một khoản tiền khoảng 6 – 8 triệu đồng) hoặc thẻ ATM trong ví để có thể chi trả viện phí và các chi phí liên quan khác. Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.
  • Chuẩn bị một ít tiền lẻ dùng cho việc trả tiền gửi xe, mua nước,…Việc này giúp bố tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải chờ lấy lại tiền dư.
  • Điện thoại, sạc dự phòng để có thể liên hệ với người nhà bất cứ khi nào để báo tin vui.
  • Máy ảnh, điện thoại,… để lưu lại thật nhiều khoảnh khắc khi con chào đời.
  • Dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu để bố thường trực bên 2 mẹ con thuận tiện hơn.
  • Mang theo 1 đôi dép hoặc giày thoải mái để di chuyển dễ dàng và nhanh chóng trong viện.
  • Nên đem theo một chiếc gối để chợp mắt phòng trường hợp một số bệnh viện không cung cấp dịch vụ ở lại cho người thân. 

Trên đây là danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho cả nhà, tùy theo nhu cầu và mức độ sử dụng của mẹ và bé mà danh sách, số lượng từng món có thể thay đổi. Giỏ đồ chuẩn bị đi sinh cho mẹ và bé coi như đã tạm ổn. Việc còn lại là mẹ cần chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể vượt cạn thành công, đón con chào đời.  

 

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 6 dấu mốc “đột phá” của mẹ

Mang thai tháng thứ 6 chính là khoảng thời gian đột phá của mẹ trong quá trình mang thai. Trong suốt thời gian này, thai nhi vẫn chưa thực sự ổn định. Vậy những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 6 điều gì đặc biệt? Cùng Lucky Baby tìm hiểu mẹ nhé!

1. Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tháng thứ 6 

Xuất hiện mụn trứng cá

Mụn trứng cá khi mang thai xuất hiện ở nhiều chị em. Nguyên nhân do nội tiết tố thay đổi, thời tiết quá nóng, ăn uống đồ cay nóng. Hoặc ăn quá nhiều món ăn vặt, món chiên rán ngon miệng. Làm cho cơ thể nóng trong, thanh lọc kém dẫn tới mụn trứng cá có thể nổi ở mặt hoặc lưng. 

Ở những mẹ bầu có làn da dầu nhờn càng dễ bị mụn hơn. Nếu tẩy trang và rửa mặt không sạch càng làm cho da nổi mụn. Do vậy mẹ nên thực hiện chăm da hàng ngày. Đồng thời nên ăn ít nhất các món cay, nóng, dầu mỡ, gia vị nhiều.

Vết rạn da trên bụng

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, nhiều chị em mang thai gặp phải dấu hiệu rạn da ở bụng và đùi. Thậm chí là ở ngực cũng bị rạn. Núm vú của các mẹ bầu thâm hơn. Còn bầu ngực thì căng và kích thước tăng dần lên.

Phù nề chân

Hiện tượng sưng phù 2 chân trong tháng thứ 6 diễn ra ở nhiều mẹ bầu. Do lưu thông máu kém hơn. Vậy nên để giảm bớt phù nề ở chân, các mẹ nên chịu khó đi bộ hàng ngày và trước khi đi ngủ cũng nên đi bộ ít vòng trong nhà, ngoài sân. Khi đi ngủ hãy kê cao chân lên để giảm sưng phù hiệu quả. Lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bị phù chân nặng, gây đau và chuột rút nên đi khám sớm để bác sĩ hướng dẫn thêm.

Đau lưng

Khi thai nhi càng lớn, bụng mẹ càng to lên thì cuối tháng thứ 6 thai kỳ triệu chứng đau lưng sẽ nhiều hơn ở các mẹ bầu cho đến khi sinh. Để cải thiện đau lưng tốt hơn, chị em nên dùng thêm gối cho bà bầu. Đồng thời chọn tư thế nằm ngủ dễ chịu nhất để giảm đau lưng. Nhất là tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe.

2. Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6 thì thai nhi đã có được sự phát triển đáng kể với trọng lượng có thể đạt đến 320-350g, chiều dài khoảng hơn 25,5 cm. Trọng lượng chuẩn của người mẹ trong giai đoạn này nên tăng khoảng 4,5 kg và không nên thừa cân quá nhiều.Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, người mẹ đã dẫn kiểm soát được những cơn buồn nôn, ốm nghén nên có thể ăn ngon miệng hơn, cảm giác đói bụng cũng có thể tăng vì thai nhi đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé tăng cao trong giai đoạn này có thể dẫn tới thiếu máu ở người mẹ vì vậy cần tăng cường mức dinh dưỡng tập trung vào vitamin, canxi, các thực phẩm dinh dưỡng đến từ nhiều nguồn khác nhau.

3. Mang thai tháng thứ 6 cần chú ý những gì về sức khỏe?

 

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 6 mẹ cần lưu ý

 

Một số các thay đổi và những điều mẹ cần chú ý về sức khỏe ở giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và đặc biệt là mang thai tháng thứ 6 cần chú ý những điều sau về sức khỏe mẹ bầu.
– Mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng là tay hay chân khi bé đạp.
– Những thay đổi nội tiết để chuẩn bị cho giai đoạn cho con bú khiến cho mẹ bầu cảm thấy bộ ngược đau ở giai đoạn này.
– Thường xuyên cảm thấy nóng người.

Mẹ nên tham khảo thêm kiến thức tại chuyên mục mang thai

4. Kế hoạch nên có khi mang thai tháng thứ 6

Khi thai nhi được 24 đến 28 tuần, mẹ thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose nhằm phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Khoảng 2 – 5% mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ở tuần 24 – 28 của thai kỳ, bác sĩ thực hiện xét nghiệm vì nhau thai sản xuất lượng lớn hormone có thể gây kháng insulin. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm lại vẫn ở mức cao, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện các xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán bệnh. Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ bao gồm khát nước bất thường, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, mệt mỏi và có đường trong nước tiểu của mẹ bầu.

5. Những điều kiêng kỵ cần tránh cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6  

Bước sang tháng thứ 6 mẹ bầu nên hạn chế đi đường xa. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng để cơ thể lưu thông máu tốt.Kiêng đi giày dép cao. Nên chọn đôi dép thấp và đi đâu cũng phải mang dép phòng bị trượt ngã.Không được trèo lên cao hay bưng bê vật nặng trước bụng.Phòng tránh trầm cảm khi mang thai bằng cách luôn tạo niềm vui mỗi ngày. Chị em nên thư giãn thoải mái, nghe nhạc, xem các video hài để tạo nhiều tiếng cười. Nên chia sẻ với chồng và người thân để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Giúp phòng tránh hiện tượng trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng tinh thần của cả mẹ và bé.Một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 có thể kể tới như: hải sản ướp lạnh, thịt chưa chín hẳn, thức uống nhiều caffeine, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nêm gia vị quá cay.

Mang thai là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Đó là giai đoạn bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thai nhi trong bụng mình. Sẽ có những lời khuyên của bác sĩ, bạn bè và người thân để bạn có thể tránh những rủi ro. Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 6 của Lucky Baby cũng sẽ giúp mẹ được phần nào. Hãy giữ gìn cho bản thân lúc mang thai để có niềm hạnh phúc lớn lao khi một em bé khỏe mạnh được sinh ra. 

Mới có thai nên làm gì? Và những điều cần kiêng để cho bé khỏe

 Mới có thai nên làm gì? Dinh dưỡng ra sao? Cần kiêng những gì? Lucky Baby sẽ giải đáp hết tất cả những thắc mắc của mẹ, giúp mẹ chăm sóc con tất tốt trong những năm tháng đầu đời ở trong bụng mẹ.

1. Mẹ nên làm gì khi biết mình có thai?

 

Niêm vui được nhân đôi khi biết bản thân đã được làm mẹ nhưng mẹ cũng phải thật lưu ý để bảo vệ con mẹ nhé!

 

Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên, mẹ nên đến những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe và bắt đầu hành trình kỳ diệu của riêng mình. Duy trì chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý là những việc quan trọng mẹ nên làm và phải là ngay lúc này. Để làm tốt tất cả những việc này, mẹ đều cần những “người bạn đồng hành” đặc biệt.

Trước tiên, mẹ bầu nên chia sẻ với những người thân trong gia đình về cảm xúc, tình trạng sức khỏe, nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống để được hỗ trợ và chăm sóc khi cần thiết. Trong bất cứ giai đoạn phát triển của thai nhi nào, tâm lý của mẹ bầu cũng là vấn đề quan trọng. Còn sức khỏe của mẹ bầu lại là ưu tiên số 1. Mẹ cần làm gì để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi ngay từ khi mới có thai?

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng. Khi có bầu, cơ thể mẹ cần một nguồn dinh dưỡng dồi dào để hạn chế tình trạng mệt mỏi. Chóng mặt, buồn nôn, táo bón, chán ăn sẽ ghé thăm mẹ thường xuyên. Không có chế độ ăn uống đủ chất, mẹ bầu sẽ rất khó khăn để vượt qua những thử thách về sức khỏe của chính bản thân mình. Mẹ mới có thai nên xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý.

Tham khảo thêm kiến thức tại chuyên mục mang thai

2. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 1 như thế nào?

Thai phụ nên cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điển hình là nên bổ sung axit folic (vitamin B9) cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết cho thời kỳ mang thai.

Axit folic tự nhiên tồn tại trong các loại hạt khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, bánh mì nâu. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các khiếm khuyết thần kinh khi mang thai trong những tuần đầu tiên.

 

Các loại thực phẩm giàu axit folic

 

Trong giai đoạn mang thai tuần 1, người mẹ nên tập hình thành thói quen tốt trong chế độ dinh dưỡng và tập luyện, đồng thời chăm sóc chu đáo hơn cho các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

Bên cạnh đó, thai phụ không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các loại thức uống có cồn. Hạn chế cà phê, chất béo, chất ngọt. Đồng thời tránh làm việc nặng, vận động nhiều như chạy nhảy; hạn chế thức khuya, suy nghĩ nhiều.

3. Mới có thai nên làm gì? Kiêng ăn gì?

Để chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đủ chất dinh dưỡng cho những ngày đầu tiên của thai kỳ, hãy bắt đầu việc ăn uống lành mạnh ngay từ đầu chu kỳ kinh nguyệt mà bạn dự tính sẽ thụ thai. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ chú trọng đến việc ăn gì mà còn quan tâm đến việc phải tránh những loại thực phẩm nào, dưới đây là các thực phẩm mẹ cần kiêng khi mới mang thai.

Các loại rau nên kiêng khi mới mang thai

 

Các loại rau cần kiêng khi mới mang thai

 

Ngải cứu:Loại rau này có chứa nhiều chất gây co bóp tử cung nên phụ nữ ăn nhiều ngải cứu trong giai đoạn 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dọa sinh sớm.

Rau ngót: Trong rau ngót có chứa Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng hơn 30 mg rau ngót tươi thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.

Rau chùm ngây: Có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.

Rau sam: Trong dân gian dùng rau sam với tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Rau răm:Nếu ăn sống rau răm sẽ giúp ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Các loại đồ uống cần kiêng khi mang thai

Rượu bia, chất kích thích: Các loại đồ uống này sẽ truyền nhanh từ mẹ qua nhau thai – dây rốn sang con, điều này có thể gây hại cho não và các cơ quan đang phát triển của thai nhi, gây sinh non, dị tật, sảy thai, thai lưu… Sử dụng quá nhiều rượu bia khi mang thai cũng có thể dị dạng khuôn mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ ở thai nhi.

Caffein: Những người mang thai thường được khuyến cáo hạn chế lượng caffeine ở mức dưới 200 miligam (mg) mỗi ngày. Caffeine được hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai. Vì trẻ sơ sinh và nhau thai không có enzym chính cần thiết để chuyển hóa caffeine, nên nồng độ cao có thể tích tụ. Nếu uống nhiều caffeine trong thai kỳ sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân khi sinh.

Với những thông tin hữu ích mà Lucky Baby cung cấp, hi vọng mẹ có thể giải đáp được câu hỏi mới có thai nên làm gì? Giúp mẹ an tâm hơn khi chăm sóc bé. 

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 8

Sang tháng thứ 8, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài, bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, bị chèn ép, tâm trạng dễ rơi vào trạng thái bất an.  Bài viết dưới đây Lucky Baby sẽ cung cấp những kiến thức, những điều cần biết cơ bản rất cần thiết để mẹ bầu thêm an tâm khi tháng mang thai thứ 8 đầy quan trọng này.

1. Mang thai tháng thứ 8, thai nhi phát triển như thế nào?

Bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi vẫn tiếp tục phát triển với những thay đổi chóng mặt khiến mẹ phải ngỡ ngàng. Cụ thể là:

 

Mang thai tháng thứ 8 chính là thời điểm mà thai nhi phát triển

 

  • Tuần thứ 29:Thai nhi nặng khoảng 1.15kg và dài chừng 38.6cm (chiều dài đo từ đầu đến gót chân), tương ứng với kích thước của một quả bí. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ sẽ thấy tóc bé mọc nhiều hơn. Phổi cũng như cơ bắp tiếp tục hoàn thiện. Thời điểm này, mẹ sẽ thấy bé có phản ứng nhiều hơn với tiếng động và ánh sáng.
  • Tuần thứ 30:Thai nhi nặng khoảng 1.32kg và dài 40cm. Bé có thể nhào lộn, đạp nhiều hơn và ở thời điểm này, bé vẫn chưa quay đầu xuống bên dưới. Nếu mẹ mang song thai, tốc độ phát triển của các con có thể chậm hơn một chút.
  • Tuần thứ 31: Tính từ đầu đến gót chân, thai nhi dài khoảng 41cm và nặng 1.5kg. Các bộ phận trên cơ thể trẻ dần đầy đặn hơn và tiếp tục hoàn thiện cho để có thể thích nghi với thế giới bên ngoài. Làn da của bé cũng đã mịn màng hơn rất nhiều. Bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia.
  • Tuần thứ 32: Ở tuần cuối của tháng thứ 8 trong thai kỳ, thai nhi nặng khoảng 1.7kg và dài 42.4cm. Bàn tay và bàn chân của bé đã xuất hiện móng. Khung xương đã cứng cáp hơn rất nhiều.

Tham khảo: Mách mẹ bí quyết vượt cạn dễ dàng

2. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tháng thứ 8

  • Khó thở: Khi thai to lên sẽ đẩy căng lồng ngực, phổi và sườn, do đó làm cho bạn khó thở hơn. Tránh những hoạt động làm cho bạn mệt mỏi vì sẽ khó thở hơn.
  • Sữa non: Bạn có thể nhìn thấy một chất màu vàng nhạt chảy ra từ ngực trong tháng mang thai thứ 8 của thai kỳ. Nó được gọi là sữa non và là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng thức ăn cho bé, bạn có thể dùng thêm tấm lót ngực để tránh ướt áo và ngứa da.
  • Rò rỉ bàng quang: Khi mang thai ở tháng thứ 8, bạn thường xuyên phải đi nhà vệ sinh và cảm thấy rò rỉ nước tiểu khi bạn hắt hơi, cười hay ho.
  • Nhiều cảm xúc: Bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc như phấn khích, lo lắng, mệt mỏi hay e sợ, những cảm xúc này cũng sớm sẽ trôi qua.
  • Táo bón, ợ chua và khó tiêu: Nguyên do là thai phát triển ép vào cơ quan nội tạng như đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu này.
  • Thèm ăn: Do thai to ép vào dạ dày làm giảm kích thước, do đó bạn có thể ăn ít hơn bình thường trong bữa ăn. Vì thế bạn nên chia nhỏ các bữa ăn.
  • Chảy máu chân răng: Vì những thay đổi về hormone, nướu răng của bạn sẽ mềm hơn trong tháng thứ tám của thai kỳ, vì thế hãy thật nhẹ nhàng khi đánh răng.
  • Ngứa bụng: Da căng ra vì em bé đang phát triển sẽ gây ra ngứa.
  • Phù chân: Do cơ thể gia tăng trọng lượng, dồn áp lực vào chân sẽ dẫn đến sưng chân. Bạn nên thường xuyên gác chân lên cao, không đi bộ quá nhiều, không đi giày cao gót mà chọn giày có đề bằng.

3. Phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?

Trong những tháng cuối thai kỳ, phụ nữ cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi vì khi sinh con lượng máu mất đi khá lớn nên cần đảm bảo lượng sắt trong cơ thể khi mang thai ở tháng này. Ngoài ra, canxi cũng giúp xương và răng của thai nhi phát triển tốt hơn. Một số thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nên ăn gồm có:

  • Các loại cá chứa một lượng lớn sắt cũng như các giá trị dinh dưỡng khác không kém phần thiết yếu như protein, chất béo tốt.
  • Thịt đỏ cung cấp protein, sắt, kẽm,… tốt cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai và phát triển trí não ở trẻ. Các khoáng chất trong đó cũng giúp cải thiện sức khỏe chung của người mẹ.
  • Bổ sung chất xơ: Để không bị táo bón, các bà bà bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc …
  •  Bổ sung chất sắt: Chất sắt là chất hết sức cần thiết trong thời kì bà bầu mang thai, vì chất sắt giúp tăng tạo máu để nuôi dưỡng thai nhi. Vì các mẹ hãy cần ăn hoặc uống bổ sung chất sắt đều đặn ở tháng thứ 8. Một số hực phẩm chứa nhiều chất sắt như: như gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
  • Bổ sung canxi: Thai nhi tháng thứ 8 phát triển gần như hoàn thiện, xương bé giai đoạn này cũng đang phát triển cứng cáp hơn, vì thế mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, chống các bệnh xương khớp bé sau này.

4. Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?

Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi con, thì phụ nữ khi mang thai tháng thứ 8 phải chú ý để cho con được phát triển khỏe mạnh và an toàn trào đời.

  • Phụ nữ mang thai nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vì loại thực phẩm này thường ít dưỡng chất cần thiết và gây ra các vấn đề về tiêu hóa khi mang thai.
  • Phụ nữ mang thai nên tránh các loại cá cờ, cá kiếm vì có hàm lượng cao methyl thủy ngân gây các biến chứng tiềm ẩn cho quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi..
  • Tuyệt đối không đi giày cao gót, không nhuộm tóc, sơn móng tay hay tiếp xúc với bất kỳ hóa chất độc hại nào khác
  • Khi “yêu”, mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, thời gian “yêu” cũng không được quá lâu
  • Mẹ hãy lên kế hoạch sắm sửa dần đồ đạc cho bé yêu đi nhé
  • Ở thời điểm này, một tên gọi cho bé cũng nên xuất hiện trong đầu của mẹ
  • Hãy cùng chồng trò chuyện nhiều hơn với thai nhi để bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ
  • Nếu bạn đã có con trước đó, hãy làm tốt công tác tâm lý và tư tưởng cho bé lớn
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày để tránh không bị kiệt sức
  • Đi bộ mỗi ngày và chăm chỉ tập yoga sẽ giúp mẹ chuyển dạ ít đau đớn nhất
  • Nếu thấy có bất cứ hiện tượng bất thường nào như đau bụng, đau lưng, xuất huyết hoặc mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng quá mức, mẹ cần đi bệnh viện ngay nhé!

Mang thai là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Đó là giai đoạn bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thai nhi trong bụng mình. Sẽ có những lời khuyên của bác sĩ, bạn bè và người thân để bạn có thể tránh những rủi ro. Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 8 của Lucky Baby cũng sẽ giúp mẹ được phần nào. Hãy giữ gìn cho bản thân lúc mang thai để có niềm hạnh phúc lớn lao khi một em bé khỏe mạnh được sinh ra. 

Hotline: 0984.721.086
Fb: tabimluckybaby