Category: Nuôi dạy con

Những điều mẹ cần lưu ý khi dùng tã dán vải

Bên cạnh những loại tã dùng một lần như tã dán hay tã quần, nhiều mẹ lựa chọn các loại tã vải cho bé. Việc sử dụng loại tã này có gì khác biệt và mẹ cần phải lưu ý những gì để vừa sử dụng hiệu quả vừa an toàn?

1. Tã dán vải là gì?

Tã vải là sản phẩm được làm từ vải kate, có hình tam giác. Tã vải có ưu điểm  mềm, không sợ ảnh hưởng tới da bé. Tuy nhiên sản phẩm lại có khả năng thấm hút kém, mẹ sẽ phải thay liên tục cho trẻ

2. Dùng tã dán vải cho bé có tốt không? Mẹ cần cân nhắc khi dùng cho bé

 

                 Những điều mẹ cần lưu ý khi dùng tã dán vải – Mẹ cần cân nhắc trước khi dùng

 

Bên cạnh những điểm cộng mẹ có thể đã được nghe nói đến, tã vải có những mặt hạn chế mẹ cần cân nhắc trước khi sử dụng cho con, cụ thể như:

  • Độ thấm hút kém: So với tã giấy, tã vải thường “lép vế” hơn ở độ thấm hút do kết cấu miếng lót sau khi bị ướt thường không đủ thoáng khí để tự khô trong thời gian ngắn.
  • Không chống hăm: Sử dụng tã vải, bé có thể bị hăm và kích ứng da nếu mẹ không kịp thời thay mới trong 2 – 4 tiếng liên tục.
  • Tốn thời gian và công sức: Ngoài việc phải thay và giặt miếng lót, mẹ còn phải thay mới và giặt cả vỏ tã, để chống ẩm hiệu quả và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Khi vào mùa thời tiết nồm ẩm, việc phơi tã khô ráo và thoáng khí tốn rất nhiều thời gian và công sức của mẹ.
  • Không thích hợp sử dụng khi ở ngoài: Việc phải thay một lúc miếng lót và vỏ tã gây bất tiện trong quá trình mang vác cũng như đóng gói để mang về giặt sạch.
  • Có thế bị tràn tã: Nếu mẹ không cài hàng nút dọc và ngang vừa khít với bụng và đùi cho bé, khi bé hoạt động nhiều sẽ dẫn đến miếng lót bị xô dịch, dẫn đến hiện tượng tã bị tràn.
  • Không thực sự “xanh”: Sử dụng tã vải kéo theo sử dụng một lượng lớn năng lượng và nước cho quá trình giặt ủi. Bên cạnh đó, việc thải ra các cặn bột giặt trong quá trình giặt tã cũng gây tác động đến môi trường. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh sự “xanh” hơn của tã vải so với tã giấy.

 

3. Chọn tã (bỉm) phù hợp cho bé

 

Tã dán sơ sinh Luckybaby có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tã dán Lucky Baby cao cấp thương hiệu Việt chất lượng cao. Tã dán sơ sinh Luckbaby được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại với nguồn nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, được ví như ” chiếc quần cotton ” mềm mại cho làn da non nớt của trẻ. Sản phẩm còn được kiểm nghiệm chặt chẽ của tổ chức uy tín trên thế giới về chất lượng cũng như độ an toàn nên các mẹ có thể yên tâm hơn khi sử dụng cho bé yêu của mình.

4. Tại sao các bà mẹ lại tin dùng Luckybaby đến vậy?

Bỉm Luckybaby sử dụng công nghệ tiên tiến với thiết bị máy móc hàng đầu Nhật Bản. Với môi trường sản xuất chân không ngăn ngừa hoàn toàn vi khuẩn giúp cho những chiếc bỉm có nhiều tính năng nổi bật giúp ngăn ngừa hăm tã, là lựa chọn tốt nhất cho làn da mỏng manh của bé sơ sinh.

LUCKY BABY – 10 ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI SẼ LÀ SỰ LỰA CHỌN BỈM QUẦN TỐT NHẤT

✔️ Không có Huỳnh Quang
✔️ Công nghệ thấm hút Nhật Bản
✔️ Bao bì sinh học dễ phân hủy
✔️ Lớp bên ngoài là màng thở 3D thoáng khí
✔️ Bề mặt 100% cotton tự nhiên an toàn cho làn da của bé.
✔️ Đai chun mềm mại, giữ dáng không làm hằn da bé.
✔️ Chỉ mỏng 1,85mm, chứa hơn 8.000 lỗ thở siêu thấm hút nên làn da của bé luôn khô ráo.
✔️ Thiết kế kiểu dáng ôm sát cơ thể.
✔️ Cấu trúc 3D phù hợp với bé năng động. Chống rò rỉ 360° giúp trẻ chơi đùa thoải mái vào ban ngày và ngủ ngon vào ban đêm.
✔️ Vạch báo thông minh, đổi màu khi bỉm đã đầy, dải băng dính cuộn bỉm sau khi sử dụng.

Hi vọng những điều kể trên có thể giúp mẹ chọn được sản phẩm phù hợp nhất với bé yêu của mình. Để nắm rõ hơn hơn về bỉm quần cho bé cũng như tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc bé mẹ có thể ghé tại đây để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

 

Trẻ sơ sinh có nên nằm điều hòa

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa hay không là câu hỏi chung của rất nhiều mẹ. Với thời tiết nắng nóng thì làm thế nào để tốt nhất cho sức khỏe của trẻ. Hãy cùng Lucky Baby tìm hiểu mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có tốt không?

 

                     Có nên cho trẻ sơ sinh dùng điều hòa?

Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh mùa hè.

Đối với các trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đã có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn trong môi trường điều hòa thoáng mát. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh non, cân nặng dưới 3,5 kg thì tốt nhất cha mẹ hãy đợi đến lúc trẻ 1 – 2 tháng, tùy theo sự phát triển của bé rồi mới cho con dùng điều hòa.

Cách sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Điều chỉnh hướng gió điều hòa: Tuyệt đối không để hướng gió máy lạnh thẳng vào mặt và đầu của trẻ sơ sinh. Hệ hô hấp của trẻ còn yếu và rất nhạy cảm, nếu dùng điều hòa không đúng cách trẻ dễ bị viêm mũi, viêm phế quản, đau họng… Do đó cần phải lưu ý khi lắp điều hòa nên thiết kế đặt ở vị trí cao, không đặt đối diện với giường ngủ và đảo chiều gió để toàn phòng được mát. Nhiệt độ lý tưởng khi để con nằm trong phòng điều hòa vào mùa hè là 26 – 28 độ C: Theo các chuyên gia, đây là nhiệt độ thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh. Có thể ở mức này đối với một người trưởng thành là hơi nóng nhưng phải ưu tiên khi nhà có trẻ nhỏ.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với trẻ

Tắt hoặc bật điều hòa trước 3 phút khi sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh: Sức chịu đựng của trẻ rất kém, chưa thể quen ngay với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì thế, trước khi ra ngoài mẹ cần tắt điều hòa đi, mở cửa để con quen với nhiệt độ bên ngoài khoảng 3 phút

Phòng trẻ nên thoáng đãng, không chứa nhiều đồ đạc. Cách sử dụng điều hòa mẹ cần chú ý là để một thau nước cho thêm một vài cánh hoa hồng hoặc cúc rồi đặt trong phòng tạo độ ẩm, tránh làm khô da và mũi bé.

Thời gian bật điều hòa không quá 2 – 3 tiếng mỗi lần: Nằm quá lâu trong phòng điều hòa khiến không khí tù đọng không tốt cho sức khỏe của bé. Vậy nên sau khoảng 2 – 3 tiếng dùng điều hòa cần phải tắt đi khoảng 10 – 15 phút, mở cửa phòng để không khí lưu thông và đón nắng vào phòng bé.

Nhỏ mũi cho bé thường xuyên

Nên nhỏ mũi và cho con bú thường xuyên: Nằm điều hòa trong thời gian lâu bé hay bị khô mũi và khô da. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ, tránh tình trạng mũi con bị khô làm vỡ niêm mạc mũi. Ngoài ra, các mẹ cũng cần phải chú ý mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi nằm điều hòa: Nên đội cho con 1 chiếc mũ vải mỏng, quàng khăn mỏng, đi tất tay và chân cho bé. Sử dụng một chiếc chăn nhẹ để đắp cho con vào buổi đêm nhất là ở phần bụng.

Dưới 6 tháng tuổi cho trẻ bú thường xuyên, còn hơn 6 tháng có thể cho bé uống thêm nước.

Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh có nên nằm điều hòa hay không, các mẹ có câu hỏi hay thắc mắc gì thì hãy chia sẻ cùng Lucky Baby mẹ nhé!

Mách mẹ cách chọn tã bỉm tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Chắc hẳn lần đầu làm mẹ ai cũng sẽ bỡ ngỡ với muôn vàn vấn đề. Ngoài việc chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho đúng thì việc chọn tã bỉm cho con cũng là vấn đề đau đầu của các bà mẹ.Bài viết hôm nay, Lucky Baby sẽ mách mẹ cách chọn tã bỉm tốt cho trẻ sơ sinh nhé!

Chọn tã vải hay tã dùng một lần cho con

Rất nhiều mẹ đang phân vân vì không biết nên dùng tã dán hay tã vải dùng một lần cho trẻ sơ sinh.

Trong thời gian đầu, trẻ sơ sinh sẽ bú từ 8 – 10 lần một ngày, do đó nhu cầu đi vệ sinh của bé cũng vì vậy mà tăng lên. Sử dụng tã vải cho trẻ sơ sinh tuy có thể tiết kiệm chi phí, nhưng lại làm mẹ mất rất nhiều thời gian giặt giũ. Hơn nữa, bỉm vải cho trẻ sơ sinh có khả năng thấm hút kém. Nếu không được thay kịp lúc, bé cưng có thể dễ bị hăm tã do tiếp xúc lâu với tã ướt. Như vậy, mẹ lại phải sử dụng thêm miếng dán tã cho trẻ sơ sinh. Cũng chính bởi những nguyên nhân này, tã giấy được rất nhiều mẹ ưu tiên sử dụng .

Tã dán Lucky Baby Newborn được nhiều mẹ lựa chọn tốt nhất

Tã giấy hay tã vải tiện lợi hơn?

Xét đến khía cạnh này dường như tã giấy chiếm hoàn toàn ưu thế. So với tã vải, thì thực tế, tã giấy rất tiện lơi, có thể vứt bỏ dễ dàng cũng như không cần phải được thay liên tục mà vẫn cho phép bé vừa ngủ vừa co duỗi thoải mái ban đêm.

Tã giấy hay tã vải đảm bảo sức khỏe cho bé?

Hiện nay tã dán Lucky Baby Newborn là một trong những các loại tã được các mẹ ưu tiên sử dụng cho bé sơ sinh. Tã dán Lucky baby được thiết kế phù hợp với trẻ sơ sinh cũng như sử dụng 100% sợi cotton tự nhiên an toàn với làn da của bé, tã bỉm tốt nhất do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

Các sản phẩm của Lucky babycó rất nhiều kích cỡ dành cho các bé trong từng độ tuổi, kết hợp với công nghệ thấm hút hiện đại của Nhật bản giúp thấm hút chất thải cực kỳ hiệu quả và không gây kích ứng da. Ngoài chất bỉm siêu mềm Lucky Baby còn cấu tạo siêu mỏng chỉ 1,85mm và 8000 lỗ thở siêu thoáng khí giúp cho làn da của bé luôn khô ráo, đặc biệt Lucky Baby không   Huỳnh quang- chất độc hại đang có trong 1 số dòng bỉm trên thị trường loại tã bỉm tốt nhất

Ngoài ra, Lucky Baby  còn thường xuyên có những chương trình khuyến mại, ưu đãi hay tích điểm dành cho khách hàng. Do đó, tã giấy  Lucky baby đã trở nên quen thuộc với  các mẹ.. Hiện trên Shopee, Lazada,  đang có chương trình ưu đãi siêu hấp dẫn áp dụng trên rất nhiều sản phẩm đấy. Bạn có thể Click vào link này để lựa chọn sản phẩm phù hợp với bé nhé!

Khi nào thay tã sang quần cho trẻ

Trong khoảng thời giantrẻ mới sinh đến khoảng 3 – 4 tháng, cha mẹ không nên cho bé dùng tã quần sớm bởi kích cỡ cũng như thiết kế không phù hợp với các bé ở giai đoạn này.

Chính vì thế các mẹ nên dùng miếng lót sơ sinh hoặcdùng tã dán đến khoảng 6 tháng tuổi khi bé đã biết lật trườn và bò bởi nó có khả năng thấm hút tốt hơn, chống thấm ngược, được thiết kế với vách chống tràn và thun ở phần chân giúp chống tràn vượt trội. Kết hợp với đó là hai miếng dán nên mẹ có thể điều chỉnh để bỉm năng ôm sát và vừa vặn với cơ thể của trẻ, không bị tuột hay xô lệch như miếng dán.

 

Khi bé 6 tháng tuổi thì mẹ có thể chuyển từ tã dán sang sử dụng tã quần bởi vì đây là giai đoạn bé biết trườn, bò, đứng, chạy…

Bỉm quần với hình dạng như chiếc quần và phần hông, chân có thể co giãn linh hoạt nên ôm rất khít với cơ thể bé, kể cả khi bé vận động nhiều thì bỉm quần cũng ít bị xô lệch hay bung tuột hoặc tràn nữa. Không chỉ có vậy thay vì đặt bé nằm ngửa như bỉm dán, mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng mặc bỉm quần khi bé đang đứng hoặc nằm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giải đáp được câu hỏi Khi nào thay tã sang quần cho bé cũng như các vấn đề xung quanh của mẹ Loan nói riêng và các mẹ bỉm sữa nói chung.

Để được tư vấn và mua những sản phẩm bỉm quần chính hãng, an toàn cho bé các mẹ hãy liên hệ ngay đến Sakuko Japanese Store hôm nay qua:

3 sai lầm về đóng bỉm đêm mà mẹ nên tránh

Việc chọn bỉm và thay bỉm cho con chưa bao giờ là việc dễ dàng, và điều này lại càng khó vào ban đêm, khi bé đang say giấc nồng, bỉm như thế nào thì đóng được qua đêm? Có nên đánh thức bé để thay bỉm không? Có quá nhiều lo lắng thì sẽ càng dễ có nhiều lầm tưởng khiến mẹ bối rối trong việc chọn bỉm đêm cho bé.

1. Chọn bỉm quá dày

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng bỉm dày là chiếc bỉm ấm áp, hoặc dày đồng nghĩa với thấm hút được nhiều hơn. Nhưng mẹ ơi! Một chiếc bỉm dày cộp chưa bao giờ là một chiếc bỉm mềm mại, việc bé đã được cuốn một lớp chăn dày, đệm rồi quần áo ngủ, bỉm dày sẽ khiến bé bị vướng víu, thậm chí là bí bách và gây nóng bức cho bé, cũng như ảnh hưởng tới dáng ngủ, hạn chế các tư thế nằm của bé, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ.

Một chiếc bỉm mỏng nhẹ, hoặc dày vừa phải có bề mặt cotton sẽ khiến chiếc bỉm có độ thấm hút tuyệt đối, sẽ là một lựa chọn hợp lý cho các bé dùng vào đêm để giúp bé dễ chịu, thoải mái đi vào giấc ngủ.

2. Lầm tưởng về bỉm mỏng

Các mẹ luôn nghĩ rằng, bỉm mỏng chỉ có thể đóng được vào ban ngày, không thể đóng ban đêm vì mỏng như vậy làm sao trữ được nhiều chất lỏng khi bé tè?

Việc bỉm thấm hút được chất lỏng nhanh chóng hay trữ được nhiều phụ thuộc hoàn toàn hạt SAP (hạt siêu thấm hút) có trong lõi bỉm, hạt SAP hay còn gọi là hạt thần kỳ, là những hạt li ti trong suốt phân bố trải đều trong lõi bỉm, hạt này sẽ lập tức hấp thụ và chuyển hóa chất lỏng sang dạng gel trong suốt. Những sản phẩm mới được cải tiến với công nghệ hạt SAP này, sẽ được tối giản thiết kế, hạn chế phần bông độn không cần thiết, đem lại sự mỏng nhẹ, thoải mái mà khả năng thấm hút lên tới 1500ml tha hồ cho bé dùng cả đêm.

3. Phân vân thời gian đóng bỉm cho bé

Chất lượng giấc ngủ là điều quan trọng cần phải bàn đến, những câu hỏi xoay quanh về khi nào nên cần thay bỉm cho bé: Có nên đánh thức bé dậy thay bỉm không? Có nên đóng bỉm qua đêm không?

Mẹ có biết, trong đêm, trừ khi bỉm thật sự ướt hoặc bé đi nặng, mẹ có thể hoàn toàn để bé dùng bỉm qua đêm, với một chiếc bỉm sạch mới cho bé mặc trước khi đi ngủ, sử dụng các loại bỉm có công nghệ hạt SAP tiên tiến như hiện nay, các mẹ có thể thay bỉm cho bé sau 6 đến 8 tiếng ngủ ban đêm và thay ngay sau khi bé thức dậy. Đánh thức bé sau vài tiếng để thay bỉm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể làm loạn đồng hồ sinh học của bé.

Tuy nhiên, cũng không nên quá phụ thuộc vào bỉm, đóng bỉm trên 8h mỗi đêm sẽ khiến bé bí bách, ẩm ướt gây các bệnh về hăm da cũng như nhiễm lạnh, sau một đêm, nếu có thể, hay dành cho da bé một khoảng thời gian bỏ bỉm để “thở”.

Mách mẹ cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Đã từ lâu, việc thay bỉm và đóng bỉm cho bé cứ tưởng như khá quen thuộc và là niềm vui với các mẹ có con nhỏ, tuy nhiên đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ việc đóng bỉm thay bỉm cho bé có lẽ sẽ gây một số khó khăn nhất định. Nếu thay bỉm và đóng bỉm cho bé không đúng cách sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu suốt cả ngày và có thể gây hăm tã, rôm sảy ở vùng kín của trẻ.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức thay bỉm và đóng bỉm cho trẻ thật tốt để mang lại cho con những phút giây thoải mái. Hướng dẫn thay bỉm và đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách chuẩn không cần chỉnh dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Hãy cùng Kids Plaza tham khảo ngay những cách hướng dẫn thay bỉm và đóng bỉm cho bé nhé.

1. Khi nào nên đóng bỉm, tã lót cho bé

– Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm. Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.

– Lưu ý cân nặng để mua bỉm/tã giấy phù hợp cho bé. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

 

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Khi thay bỉm nên vệ sinh vùng kín cho bé

– Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:

Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

– Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

– Một quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm con được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.

– Lưu ý luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.

– Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi… Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

Bạn hãy chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé nhé!

– Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định “cho ra nốt những gì còn sót lại”. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem, phòng khi bé “vọt cầu vồng”.

– Thời gian thay bỉm sẽ mất khoảng 25 giây mỗi lần.

– Miễn là mẹ bé chọn được những loại bỉm tốt và phù hợp nhất với làn da của bé là được. Với lại, chỉ cần thường xuyên thay bỉm cho con mỗi 3-4 tiếng/ lần và tắm rửa sạch sẽ cho con thơm tho cả ngày thì không có vấn đề gì hết.

 

Đóng bỉm bao lâu thì thay

2. Hướng dẫn các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết trình tự 4 bước để ba mẹ tham khảo và học cách thay bỉm/tã cho con.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Đầu tiên, các bạn cần rửa sạch và lau khô tay. Sau đó chuẩn bị sẵn bỉm/tã sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm.

Bước 2: Cởi tã bẩn ra cho bé

  • Khi bắt đầu thay bỉm, tã cho bé, bạn hãy trò chuyện, cưng nựng bé để bé có sự chuẩn bị. Vừa nựng bé vừa nhẹ nhàng cởi quần cho bé.
  • Nếu mông bé dính phân hay nước tiểu thì bạn có thể dùng ngay tã đó để lau sạch rồi gập đôi chiếc tã bẩn.
  • Sau đó, nhấc nhẹ mông của bé lên rồi rút tã bẩn ra, cuộn gọn tã bẩn và để vào vị trí xa tầm tay của bé.

Bước 3: Vệ sinh cho bé

  • Với bé gái: Bạn dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau sẽ ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tiếp đó, bạn gập khăn lại để lấy mặt sạch và lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông. Khi đã lau xong, bạn để khăn ướt bẩn vào chỗ tã bẩn.
  • Với bé trai: Khi lau rửa cho bé, bạn nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé. Nếu bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì bé cần được vệ sinh theo cách khác khi thay tã.

Mỗi khi thay tã giấy cho bé mới sinh, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì bạn mới lau cho bé bằng khăn.

Bước 4: Mặc tã/bỉm mới 

  • Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, bạn dùng khăn bông mềm lau khô người bé và để da bé trần vài phút.
  • Bóc bỉm/tã mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé.
  • Tiếp đó, bạn bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé.
  • Kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại sao cho ôm vừa người bé. Nếu tã quá chặt sẽ gây các vết hằn lên da bé, nếu tã có khe hở sẽ làm rò rỉ chất thải khi bé đi vệ sinh.
  • Với các bé mới sinh, bạn nên gập một phần của tã giấy xuống để nó không che qua cuống rốn, giúp cuống rốn luôn khô ráo hoặc bạn có thể dùng tã dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi trẻ sinh được 2 tuần, bạn có thể kéo tã lên trên rốn của trẻ.
  • Sau khi đã mặc tã xong, bạn mặc quần áo lại cho bé, đặt bé nằm chơi ở vị trí an toàn rồi dọn dẹp và rửa tay thật sạch.

 

3. Vậy, đóng bỉm cho bé như thế nào là đúng cách?

Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Cách đóng bỉm khiến bé thoải mái:

  • Chọn loại bỉm có đáy dạng vải, không quá dày nhất là ở phần đùi để bé luôn cảm thấy thoải mái.
  • Chọn kích thước phù hợp với tuổi bé để bỉm không hằn lên bụng và đùi bé.
  • Các loại bỉm hiện nay đều có phần dán rất chặt nên các mẹ không cần dùng kim băng để cài bỉm cho bé bởi rất có thế nó sẽ bật ra và khiến bé bị đau.

Hotline: 0984.721.086
Fb: tabimluckybaby