Mang thai song thai có nghĩa là trong bụng mẹ, cùng một lúc có hai em bé đang lớn lên. Vậy có mấy loại thai song sinh? Mang thai đôi và sinh đôi cần lưu ý vấn đề gì về sức khỏe để có thể có một thai kỳ trọn vẹn, sinh con an toàn? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!
1. Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng là gì?
Sinh đôi cùng trứng còn được gọi là sinh đôi đơn hợp tử. Các cặp song sinh này được tạo thành khi một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng duy nhất và trong hai tuần đầu tiên sau khi thụ thai, phôi đang phát triển sẽ tách thành hai. Kết quả là, hai đứa trẻ giống hệt nhau về mặt di truyền.
Các cặp song sinh cùng trứng có thể được phân thành bốn loại dựa trên thời điểm phân chia phôi thai. Nếu sự phân cắt xảy ra trước ngày thứ sáu sau khi thụ thai, thai đôi sẽ có hai nhau thai, hai màng đệm và hai màng ối. Nếu phân tách diễn ra trong khoảng ngày thứ sáu và thứ mười, thai đôi sẽ có chung nhau thai, chung màng đệm và hai màng ối tách biệt. Khoảng 64% các cặp sinh đôi cùng trứng thuộc loại này. Nếu phôi phân tách từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 14, kết quả sẽ là các cặp song sinh có chung một nhau thai, một màng đệm và một màng ối. Loại này ít gặp hơn, chỉ chiếm 4% các cặp sinh đôi cùng trứng. Nếu sự phân tách của phôi xảy ra sau ngày thứ 14, sẽ có nhiều nguy cơ là sự phân chia sẽ không hoàn chỉnh và các cặp song sinh sẽ dính liền.
Bởi vì ban đầu hai hợp tử tách ra từ cùng một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng nên toàn bộ nhiễm sắc thể của hai thai nhi đều giống hệt nhau. Hai đứa trẻ được sinh ra có cùng giới tính và có các đặc điểm di truyền giống nhau, như màu tóc và màu mắt.
2. Sinh đôi khác trứng

Sinh đôi khác trứng là gì?
Tên gọi khác của sinh đôi khác trứng là sinh đôi dị hợp tử. Cặp sinh đôi này được hình thành khi hai trứng được phóng ra trong một lần rụng trứng và được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Sau khi được thụ tinh, chúng sẽ làm tổ độc lập trong tử cung.
Do được tạo thành từ hai trứng và hai tinh trừng khác nhau, các cặp sinh đôi khác trứng chỉ giống nhau khoảng 50% nhiễm sắc thể, và cũng giống khoảng 50% nhiễm sắc thể của bất kỳ anh chị em khác trong gia đình. Điều này có nghĩa là chúng có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính và không giống hệt nhau.
Tham khảo thêm kiến thức tại chuyên mục sinh con
3. Các dấu hiệu nhận biết mang thai song sinh sớm nhất
Tăng cân nặng
Chỉ trong 1 thời gian ngắn bạn nhận thấy cân nặng thay đổi rõ rệt – bạn lên cân quá nhiều thì cần nghĩ đến việc mang thai đôi. Những mẹ mang thai đôi luôn tăng cân nhiều hơn so với mẹ mang thai thường khác.
Nồng độ hCG tăng cao
Sự thay đổi của nồng độ hCG trong máu và nước tiểu là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết mang thai đôi hay đa thai. Thực tế cho thấy, chỉ số này ở phụ nữ mang đa thai thường lớn hơn nhiều so với những phụ nữ mang thai đơn.
Theo nhận định của các chuyên gia, hCG chính là 1 loại hormone được sản sinh từ nhau thai. Chính vì vậy, có càng nhiều nhau thai đang phát triển thì nồng độ hCG sẽ càng cao. Có thể nhận biết chỉ số này dựa vào xét nghiệm máu từ tuần thứ 2 của thai kỳ.
Bụng bầu to hơn những mẹ bầu khác
Mẹ bầu mang thai đôi xuất hiện bụng bầu khá sớm, vòng bụng cũng to hơn bình thường. Đây là dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất rõ rệt bạn có thể nhận biết.
Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy, kích thước bụng bầu của mẹ mang thai đôi tăng lên nhanh chóng theo từng tuần, từng tháng. Chị em cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn, tránh thì thừa cân quá nhiều.
Khó thở
Nguyên nhân chủ yếu là do lượng dịch ối tích tụ nhiều khiến không gian trong bụng bị chèn ép và đè lên các cơ quan khác như phổi, dẫn đến khó thở. Dù đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng phụ nữ mang thai song sinh thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.
Ốm nghén nặng
Ốm nghén là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Nó biểu hiện bằng dấu hiệu buồn nôn, nôn ói khi ngửi thấy mùi lạ hay gặp vấn đề trong ăn uống.
Tuy nhiên, với những bà bầu mang thai đôi hay đa thai thì triệu chứng ốm nghén thường nặng hơn nhiều. Đặc biệt, thời gian nghén có thể kéo dài hơn. Cho đến khoảng giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 thì mới có xu hướng hạ nhiệt.
Tiền sử mang thai đôi
Không cần những dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất mang tính cụ thể. Nếu trong gia đình bạn có “truyền thống” mang thai đôi thì rất có thể bạn cũng có có tiềm năng sinh đôi. Điều này liên quan đến gen quy định, vì vậy rất chính xác.
Đặc biệt, ở lần mang thai trước bạn đã sinh đôi thì lần kế tiếp này, khả năng sinh đôi của bạn cũng rất cao.
Nhận biết dựa vào cảm giác
Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường không gặp phải bất cứ một dấu hiệu cụ thể nào. Hay một số mẹ cũng có thể chỉ gặp các dấu hiệu mang thai thông thường như buồn nôn, chuột rút, cơ thể mệt mỏi…
Tuy nhiên mẹ bầu có thể tự cảm nhận sự tồn tại của nhiều hơn 1 em bé trong bụng dựa vào cảm giác. Bởi cảm giác của phụ nữ về cơ thể của mình thường tương đối nhạy bén. Nhưng không phải tất cả các trường hợp, trực giác đều cho kết quả chính xác.
Hình ảnh siêu âm
Thông qua siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ phát hiện hình ảnh 2 túi ối nằm cạnh nhau, 2 nhịp tim thai rõ rệt.
Siêu âm phát hiện mang thai đôi cần thực hiện từ tuần 8-14. Nếu để quá muộn, khi tử cung đã lớn hơn, trở nên chật chội do thai phát triển sẽ khó quan sát.
4. Chăm sóc bà bầu thai đôi
cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả ba mẹ con và đảm bảo người mẹ tăng cân đủ để em bé phát triển tốt.
Mẹ mang song thai nên tăng thêm khoảng 600 Calo mỗi ngày. Ăn theo nhu cầu và nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu có điều kiện và để có chế độ ăn vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết, bà bầu cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Năng lượng protein (thịt nạc, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa): Bổ sung nhiều protein có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và sinh non (tất cả các bệnh này phổ biến hơn khi mang đa thai). Protein cũng cần thiết để củng cố chất xơ cơ tử cung và thúc đẩy lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng các thai nhi. Bốn khẩu phần protein và bốn khẩu phần thực phẩm từ sữa – theo chế độ ăn quy định cho bà bầu đa thai – sẽ giúp có được 80g – 100g protein mỗi ngày.
- Nhiều rau quả và trái cây: Thai nhi đang phát triển cần các vi chất dinh dưỡng (như axit folic, sắt, vitamin) và cũng cần các chất xơ. Việc ăn rau quả tươi mỗi ngày có thể giảm thiểu hoặc tránh được chứng táo bón (và hậu quả của táo bón – bệnh trĩ).
- Bổ sung sắt: Sắt giúp cơ thể sản sinh các tế bào máu và ngăn ngừa thiếu máu, một vấn đề phổ biến khi mang song thai. Thiếu máu có thể làm cho sự thèm ăn giảm xuống và sự mệt mỏi tăng lên cũng như làm giảm lượng oxy được vận chuyển đến các cơ quan và em bé đang phát triển trong bụng.
- Các loại thực phẩm như thịt đỏ và trái cây sấy khô là những nguồn tuyệt vời của sắt. Bà bầu bổ sung 30-60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Thuốc bổ sung sắt có thể gây táo bón hoặc buồn nôn, vì thế hãy cố gắng uống kèm với bữa ăn.
- Cung cấp đủ nước: Mất nước có thể dẫn đến sinh non và đặc biệt, các bà mẹ mang đa thai có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
- Bổ sung magie: Magie giúp sản sinh và củng cố các mô của cơ thể, đồng thời điều chỉnh nồng độ insulin và lượng đường trong máu, giúp xây dựng xương và răng của em bé. Việc duy trì đủ lượng magie trong khi mang thai có thể giúp giữ cho tử cung không bị có cơn gò quá sớm – điều chắc chắn xảy ra khi mang đa thai. Các nguồn thực phẩm cung cấp tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại hạt, thịt, sữa, bí ngô, hạt hướng dương, mầm lúa mì; mì ống với rau bina; hạnh nhân; đậu hũ, sữa chua.
Hi vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về thai song sinh. Trong trường hợp bạn phát hiện bản thân sớm có những dấu hiệu mang thai đôi, hãy tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có được kết quả chính xác nhất bạn nhé!