Category: Sinh con

Thế nào là sinh đôi nam nữ? Những điều cần lưu ý

Niềm vui có lẽ sẽ nhân lên gấp bội khi bạn biết mình mang đang sinh đôi nam nữ, nhưng kèm theo đó là những rủi ro bạn phải đối mặt trong hành trình sắp tới. Hãy tìm hiểu kỹ về những lưu ý có thể gặp phải để có một thai kỳ khỏe mạnh và an yên mẹ nhé!

1. Mang thai đôi là gì?

Về khái niệm, mang thai đôi là trạng thái có cùng một lúc hai em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Có thể nói mang thai đôi là một trường hợp hiếm, bởi lẽ thông thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ có 1 quả trứng được giải phóng. Sau khi trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi và thường chỉ có 1 em bé được chào đời.

Theo lí giải từ các chuyên gia, mang thai đôi thường xảy ra 2 trường hợp sau:

– Trường hợp sinh đôi khác trứng: 2 quả trứng được giải phóng cùng lúc thụ tinh với 2 tinh trùng, khi ấy sẽ có 2 phôi đồng thời phát triển cùng lúc trong tử cung tạo nên hiện tượng thai đôi. Nhìn chung, ngoại trừ một vài đặc điểm tương đồng không đáng kể, ở hai em bé cùng sinh đôi khác trứng đa phần là sự khác biệt lớn về hình thể lẫn tính cách và khác giới tính.

– Trường hợp sinh đôi cùng trứng: 1 quả trứng và 1 tinh trùng cùng tham gia thụ tinh. Tuy nhiên khi bước vào quá trình phân chia, chúng tách thành 2 hợp tử độc lập hoàn toàn. Từ đó dẫn đến hiện tượng 2 phôi phát triển thành 2 bào thai. Khác với sinh đôi khác trứng, 2 em bé nếu thuộc trường hợp sinh đôi cùng trứng có rất nhiều đặc điểm giống nhau cả về hình thể, tính cách và giới tính.

2. Nguyên nhân dẫn đến sinh đôi nam nữ (mang đa thai)

 

                                                                    Những nguyên nhân sinh đôi nam nữ

 

Di truyền  

Nếu bạn có mẹ hoặc chị/em gái từng mang đa thai, khả năng mang đa thai của bạn cũng tăng lên đáng kể.

Tuổi tác

So với những thai phụ tuổi dưới 35, phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang đa thai cao hơn.

Tiền sử mang đa thai

Nếu trước đây từng mang đa thai, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho lần mang thai này, vì rất có thể bạn sẽ tiếp tục mang đa thai một lần nữa.

Thuốc kích thích rụng trứng 

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kích thích rụng trứng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thưa hoặc không đều. Hormone kích thích nang trứng (FSH) và Clomiphene citrate được bác sĩ kê toa để tăng cường sản xuất trứng. Các loại thuốc này có tác dụng phụ là kích thích nhiều trứng rụng cùng lúc và nếu tất cả đều được thụ tinh sẽ dẫn đến hiện tượng đa thai.

Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như lọc rửa và bơm tinh trùng (IUI), các thuốc kích trứng và gây rụng trứng thường khiến cho nhiều trứng được giải phóng trong 1 chu kỳ, từ đó tăng nguy cơ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng sinh đôi nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung. Các phôi sau chuyển cũng có khả năng tự phân tách để tạo thành những phôi giống hệt nhau, dẫn tới đa thai. 

Theo thống kê, tỷ lệ đa thai trong thụ tinh ống nghiệm là 25%, cao gấp 20 lần so với đa thai tự nhiên, mà nguyên nhân chính là do chuyển nhiều phôi để tăng tỷ lệ thành công.

3. Một số dấu hiệu nhận biết mang thai đôi

Làm sao để biết mình có mang thai đôi cũng là một trong những thắc mắc thường trực của chị em phụ nữ. Nếu cơ thể mẹ xuất hiện những biểu hiện sau, xin chúc mừng có thể mẹ đã mang song thai:

– Các triệu chứng thai nghén như: Buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, đi tiểu nhiều hơn, tim đập nhanh hơn

– Mệt mỏi cùng cực, tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt

– Tăng cân nhanh chóng, thậm chí có thể tăng từ 15 đến 20kg trong khoảng thời gian ngắn

– Tử cung có độ lớn hơn so với tuổi thai

– Nồng độ HcG có trong máu và nước tiểu cao hơn gấp đôi so với người bình thường

4. Rủi ro có thể gặp phải khi sinh đôi nam nữ – Mẹ cần lưu ý

Một số biến chứng có nguy cơ xảy ra cao hơn khi sản phụ mang thai sinh đôi khác trứng, cũng tương tự như các trường hợp mang song thai khác. Các biến chứng thai kỳ thường gặp, bao gồm:

  • Các bé sinh ra có thể có cân nặng thấp hơn so với tuổi thai bình thường.
  • Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi các bé đã phát triển khá lớn, không gian trong tử cung sẽ bị bó hẹp lại. Điều này sẽ khiến cho việc phát triển của các bé cũng bị hạn chế phần nào.
  • Nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ cũng cao hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai cao hơn và khả năng một trong hai bé sẽ tử vong khi chào đời.
  • Nguy cơ sinh non tăng cao.

Do đó, thai phụ sinh đôi cần được theo dõi thường xuyên, thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.

Hi vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Thế nào là sinh đôi nam nữ?”. Trong trường hợp bạn phát hiện bản thân sớm có những dấu hiệu mang thai đôi, hãy tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có được kết quả chính xác nhất bạn nhé!

Sự khác biệt của cơ thể trong ngày trứng rụng – Cách tính ngày rụng trứng hiệu quả

Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể nữ giới trong độ tuổi sinh sản, và là yếu tố không thể thiếu để người phụ nữ có thể mang thai. Điều này thì hầu như ai cũng biết, tuy nhiên xung quanh ngày rụng trứng còn rất nhiều điều đặc biệt khác nữa cùng Lucky Baby tìm hiểu nhé!

1. Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, nó có thể được thụ tinh bởi tinh trùng hoặc không.

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào, đồng thời di chuyển về tử cung, đến khi phôi nang (blastocyst) hình thành sẽ làm tổ tại tử cung, và nếu làm tổ thành công thì bắt đầu quá trình mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị phân hủy, và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài theo kinh.

2. Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Trong một kỳ kinh của phụ nữ sẽ có một nang trứng chín và rụng để sẵn sàng cho việc thụ tinh, làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng có ngày rụng trứng giống nhau, vì nó còn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn thì ngày rụng trứng sẽ có sự chênh lệch.

Hormon là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormon sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp. Chu kỳ kinh của phụ nữ (phổ biến là 28 ngày, có thể dài và ngắn hơn), ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong kỳ rụng trứng, đó là nhiệt độ cơ thể nữ giới cao hơn rõ rệt so với ngày thường. Sự tăng thân nhiệt trong giai đoạn này có nguyên nhân từ việc tăng nồng độ hormon progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng.

3. Cách tính ngày trứng rụng hiệu quả nhất

 

                                    Thời điểm ngày trứng rụng và những ngày cần lưu ý

 

– Để tính ngày rụng trứng theo cách này, bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình trong vài tháng và ghi lại, chu kì kinh nguyệt thường thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên để chính xác nhất, bạn nên theo dõi khoảng 8 tháng,xác định chu kỳ kéo dài trong bao lâu.

– 1 chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ đến ngày cuối cùng cũng là ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

– Trong khi xác định chu kỳ kinh nguyệt, bạn tìm ra chu kỳ dài nhất và chu kỳ ngắn nhất và tính theo cách sau:

+ Với chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất: Lấy tổng chu kỳ trừ đi 18 ngày, kết quả của phép tính chính là ngày đầu tiên trong khoảng thời gian thích hợp thụ thai nhất. Ví dụ, khi chu kỳ kinh ngắn nhất của bạn là 25 ngày, lấy 25 – 18 = 7, vậy ngày thứ 7 kể từ sau ngày đầu tiên có kinh là ngày đầu tiên trong khoảng thời gian cho khả năng thụ thai cao nhất.

+ Với chu kỳ kinh nguyệt dài nhất: Lấy tổng chu kỳ trừ đi 11 ngày, kết quả của phép tính chính là ngày cuối cùng trong khoảng thời gian thích hợp thụ thai nhất. Ví dụ, khi chu kỳ kinh dài nhất của chị em là 29 ngày, bạn lấy 29 – 11 = 18, vậy ngày thứ 18 sau ngày đầu tiên có kinh là ngày cuối cùng trong khoảng thời gian cho khả năng thụ thai cao nhất.

Theo như 2 ví dụ trên thì nếu vợ chồng quan hệ trong thời gian từ ngày thứ 7 – ngày thứ 18 sau ngày có kinh sẽ cho kết quả thụ thai rất cao.

Mỗi người có chu kì kinh nguyệt khác nhau nên hãy tự theo dõi chu kì của mình và tính thời gian rụng trứng chính xác nhất.

4. Sự thay đổi của cơ thể khi trứng rụng

Mỗi phụ nữ sinh ra đã có hàng triệu quả trứng ở sẵn trong buồng trứng và chỉ chờ đợi đến ngày rụng trứng. Tuy nhiên, trong mỗi chu kỳ thường chỉ có một trứng được rụng và sống được từ 12-24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng. Khi trứng đã rụng, các noãn (trứng) đi vào ống dẫn trứng và chờ để được thụ tinh. Nếu không được thụ tinh nó sẽ tự hỏng. Khoảng 2 tuần sau đó, những lớp màng dày của tử cung bắt đầu rơi rụng xuống và xuất hiện chu kì kinh nguyệt mới.

Mong rằng thông tin này của Lucky Baby sẽ giúp cho bạn tính được ngày rụng trứng của bản thân để có thể chủ động hơn trong việc thụ thai hoặc tránh thai theo ý muốn nhé!

 

Quá trình thụ thai sinh đôi diễn ra như thế nào? Và điều mẹ cần lưu ý

Quá trình thụ thai sinh đôi được diễn ra như thế nào là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi sinh đôi. Sinh đôi hiện nay không còn là hiện tượng hiếm gặp, vậy mang thai đôi và sinh đôi cần lưu ý gì, sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm cho mẹ bầu không? Rất nhiều vấn đề về sức khỏe để có thể có một thai kỳ trọn vẹn, sinh con an toàn. Các mẹ tham khảo bài viết dưới đây của Lucky Baby nhé!

1. Xác suất có sinh đôi là bao nhiêu?

Với những mẹ đang sử dụng thuốc điều trị sinh sản, hoặc điều trị hiếm muộn, tỷ lệ mang song thai sẽ cao hơn, khoảng từ 20-25%.Tuy nhiên, nếu chỉ thụ thai tự nhiên và không can thiệp y tế, tỷ lệ mang song thai chỉ khoảng 1/89. Trong đó, hầu hết đều là sinh đôi khác trứng.

Một số cặp sinh đôi khác trứng có vẻ ngoài khá giống nhau, giống vài điểm nào đó trong khi số khác thì hoàn toàn khác nhau.

2. Quá trình thụ thai sinh đôi

 

    Quá trình thụ thai sinh đôi cùng trứng được diễn ra sau khi được thụ tinh phân chia thành 2 phôi

 

Quá trình thụ thai sinh đôi có hai loại: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.

  • Sinh đôi cùng trứng xuất hiện khi một trứng được thụ tinh chia ra và phát triển thành hai bào thai. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này hoàn toàn giống nhau. Chúng sẽ có cùng giới tính và trông rất giống nhau.
  • Sinh đôi khác trứng xuất hiện khi hai trứng tách biệt nhau được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Trong trường hợp này, sinh đôi có thể là hai nữ, hai nam hoặc một nam và một nữ. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này cũng như các anh chị em ruột sinh cách năm.

Trong thời kì đầu của quá trình mang thai, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được liệu sinh đôi này là cùng trứng hay khác trứng thông qua kiểm tra siêu âm. Hình dạng của nhau thai và màng tế bào là chìa khóa quan trọng để xác định. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể nghi ngờ rằng bạn đang mang thai sinh đôi nếu tử cung của bạn to hơn bình thường hay bác sĩ nghe được nhiều hơn một nhịp tim đập trong quá trình khám thai. Tuy vậy, một số trường hợp được xác định là thai đôi nhưng khi sinh ra chỉ có một bé, trường hợp này được gọi là thai song sinh biến mất. Hiện nay, khoa học chưa lý giải được nguyên nhân của sự mất mát này.

3. Một số vấn đề cần lưu ý khi mang thai thôi, sinh đôi

Nguy cơ biến chứng khi mang thai đôi, sinh đôi

Nếu người mẹ mang thai đôi, có thể có nguy cơ biến chứng trong khi mang thai hoặc khi sinh cao hơn mang thai đơn.

Người mẹ cần phải khám thai thường xuyên hơn với bác sĩ sản khoa.

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, thai phụ có thể kiểm tra siêu âm cứ sau 4 – 6 tuần một lần. Nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu một vấn đề nào đó, thai phụ có thể cần các xét nghiệm và kiểm tra đặc biệt và siêu âm thường xuyên hơn.

  • Nguy cơ cho em bé sinh trước 37 tuần mang thai có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa. Các vấn đề khác như trí tuệ hay khuyết tật hành vi có thể xuất hiện muộn hơn ở thời thơ ấu hoặc thậm chí ở tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ sinh non (những người sinh ra trước 32 tuần mang thai) có thể chết hoặc gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất.
  • Bệnh bẩm sinh: Trẻ song sinh sinh non cũng có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh cao hơn, hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Nguy cơ về hội chứng truyền máu song sinh khi lưu lượng máu giữa các cặp song sinh trở nên mất cân bằng. Một trong hai thai nhi truyền máu cho người còn lại khiến người cho thì quá ít máu và người còn lại thì quá nhiều máu dẫn đến biến chứng nghiêm trọng đối với thai kỳ.
  • Biến chứng dây rốn khi mang song thai.
  • Tiền sản giật là một rối loạn huyết áp thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai hoặc sau khi sinh con. Nó có nguy cơ xảy ra cao hơn và sớm hơn khi mẹ mang song thai. Tiền sản giật có thể làm hỏng nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, não và mắt.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đôi cao hơn bình thường. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và phát triển bệnh đái tháo đường sau này. Trẻ sơ sinh có thể có vấn đề về hô hấp hoặc lượng đường trong máu thấp. Chế độ ăn uống, tập thể dục, và đôi khi thuốc có thể làm giảm nguy cơ của các biến chứng này.
  • Sự tăng trưởng của thai nhiTrẻ song sinh có nhiều khả năng gặp vấn đề về tăng trưởng hơn so với những đứa trẻ khác. Nếu nghi ngờ về hạn chế tăng trưởng ở một hoặc cả hai thai nhi, thai phụ cần được kiểm tra siêu âm thường xuyên.
  • Ảnh hưởng đến việc sinh nở: Người mẹ sinh đôi thường sinh mổ, ít người mẹ sinh thường nhất là trong thời đại y tế phát triển.
  • Nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ sinh đôi thường cao hơn bởi vì mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc một lúc hai con nhất là đối với những bà mẹ không có kinh nghiệm, ít nhận được sự hỗ trợ hoặc chia sẻ cảm xúc.
  • Khó khăn khi cho con bú: Người mẹ sinh đôi phải cho hai bé bú sau khi sinh thường gặp vấn đề về lượng sữa cho con bú, thời gian cho con bú. Vì vậy, tùy thuộc vào thể trạng và tình hình, mẹ có thể lựa chọn cho bé bú bình và có người giúp đỡ.

4. Những điều thú vị về sinh đôi mẹ lên biết

– Tuy các cặp sinh đôi cùng trứng đều nhìn giống hệt nhau, được di truyền cùng một bộ gen nhưng dấu vân tay của mỗi bé đều khác nhau.

– Những cặp song sinh cùng trứng có chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả chu kỳ trí tuệ, chu kỳ thể chất, tình cảm gần như giống nhau.

– Có khoảng 10 đến 22% các cặp song sinh trên thế giới thuận tay trái.

– Các cặp song sinh sẽ có thể có mùi mồ hôi, mùi cơ thể giống nhau.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã có thể cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về quá trình thụ thai song sinh, để từ đó có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như những điểm khác biệt của cả hai bé yêu và có thai kỳ hạnh phúc, đón 2 bé yêu chào đời khỏe mạnh, bình an.

 

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Tính ngày rụng trứng để sinh con theo ý muốn là điều mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Vậy cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai đúng ý muốn là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Lucky Baby để có câu trả lời cho mình mẹ nhé!

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Theo ghi nhận thực tế, có rất nhiều đôi vợ chồng đã sinh con đúng với giới tính mà mình mong muốn mà chỉ cần dựa vào tính chuẩn xác ngày rụng trứng tương ứng với giới tính thai nhi mà mình chọn. Thực ra, việc lựa chọn giới tính của con trước sinh không có điều gì quá phi lý, đó cũng là một cách để các đôi vợ chồng có được sự chuẩn bị tốt cho em bé ra đời sau này trọn vẹn nhất có thể.

 

                            Để tăng tỉ lệ sinh con trai, cần tạo môi trường thuận lợi đẻ tinh trùng Y tới gặp trứng

 

Tính ngày rụng trứng để sinh con trai sẽ thuận lợi hơn ở những người phụ nữ có vòng kinh đều. Bởi những người có vòng kinh đều sẽ rất dễ nhận biết ngày rụng trứng của bản thân mình. Ví dụ nếu như chu kỳ của nữ giới là 28 – 32 ngày, ngày rụng trứng là ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ kinh nguyệt; bạn lấy tổng ngày của chu kỳ mình rồi trừ đi ngày trên, chẳng hạn là tổng 30 trừ đi 14 thì ngày thứ 16 của chu kỳ sẽ là ngày rụng trứng. Đôi khi, để tránh sai số, hãy cộng trừ thêm 1, 2 ngày trước sau để có kết quả thụ thai cao nhất.

Ngoài ra, còn về phần người bố, nếu muốn đẻ con trai thì chất lượng tinh trùng của nam giới phải đạt chuẩn, không bị dị dạng hay khuyết thiếu. Chất lượng tinh trùng chỉ ổn định khi tinh dịch xuất ra hóa lỏng sau 30 phút, có màu trắng hoặc hơi ngà vàng, tỉ lệ tinh trùng di động cao. Trong người của nam giới sẽ có cả tinh trùng X và tinh trùng Y, bé trai sẽ ra đời khi tinh trùng Y vào trứng thụ tinh, mà đặc điểm của tinh trùng Y là bơi nhanh, đầu thuôn, nhỏ hơn tinh trùng X nên chỉ cần quan hệ đúng ngày rụng trứng thì tỉ lệ có thai bé trai rất cao. Vì vậy, nữ giới chỉ cần tính được đúng ngày mà bên trong xuất hiện trứng rụng là tỷ lệ có bé trai vô cùng lớn.

Thêm một mẹo nữa khi tính ngày rụng trứng để sinh con trai, cả hai vợ chồng cần để môi trường kiềm cho âm đạo bằng cách vệ sinh âm đạo trước với nước ion kiềm (đây là môi trường hợp cho tinh trùng Y di chuyển), quan hệ nam trên – nữ dưới để tinh trùng xâm nhập dễ hơn, dùng que thử rụng trứng để nhận biết chính xác ngày trứng rụng để thụ thai thành công.

Hy vọng những thông tin mà Lucky Baby chia sẻ về cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai theo ý muốn đã giúp ích cho các cặp vợ chồng. Chúc gia đình sẽ sớm chào đón một bé trai kháu khỉnh. Tuy nhiên nếu áp dụng những cách này không thành công thì các bậc cha mẹ vẫn hãy yêu thương con, trân trọng và nuôi dưỡng con thật tốt.

Sinh đôi cùng trứng là gì? Những điều mẹ cần biết

Ngày nay sinh đôi cùng trứng không còn là hiện tượng hiếm thấy nữa, xảy ra phổ biến hiện nay. Theo thống kế cứ 100 mẹ bầu có 5 người mang thai đôi cùng trứng. Vậy sinh đôi cùng trứng là gì? Bé sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây Lucky Baby sẽ có câu trả lời cho bạn đọc.

1. Sinh đôi cùng trứng là gì? Được hình thành thế nào?

Nếu như mẹ sinh cùng một lúc hai thai nhi thì được gọi là sinh đôi. Và đứng ở trên góc độ về các yếu tố di truyền học và sinh lý học các nhà khoa học đã chia ra thành hai kiểu sinh đôi là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi không cùng trứng. 

Sinh đôi cùng trứng là sau khi quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng hoàn thành và tạo ra hợp tử. Sau đó hợp tử này sẽ phát triển thành phôi để bắt đầu phát triển theo quy luật tự nhiên. Trong giai đoạn này phôi sẽ tách ra thành 2 thai và phát triển đồng thời cùng nhau. Khi sinh đôi cùng trứng thì hai thai nhi khi sinh ra sẽ giống nhau gần như hoàn toàn. 

Đặc điểm của những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng là sẽ mang trong cơ thể cùng một bộ gen quy định như. Có hình dáng bên ngoài giống nhau gần như hoàn toàn. Ngay cả các bộ phần khác trên cơ thể cũng có đặc điểm giống nhau từ nhóm máu, giới tính cho đến màu mắt, màu tóc…Các chuyên gia gọi hiện tượng sinh đôi cùng chứng này là những đứa trẻ sinh đôi cùng một hợp tử. 

2. Dấu hiệu nhận biết mẹ mang thai đôi?

 

         Sinh đôi cùng trứng là gì? Hai em bé sẽ giống nhau về giới tính, kháng nguyên, nhóm máu,…

 

– Bụng của thai phụ sẽ phát triển lớn hơn so với bình thường.

– Ốm nghén nặng.

– Siêu âm là phương pháp duy nhất để xác định thai phụ có mang thai đôi hay không.

– Thời điểm sớm nhất để có thể kiểm tra là từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 của thai kỳ.

3. Bé sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không?

Khi mang thai sinh đôi cùng trứng sẽ mang nhiều rủi ro:

Thứ nhất, sự chênh lệch về chiều cao, cân nặng giữa hai thai nhi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lý do là vì hai thai nhi cùng nhận dưỡng chất từ một nhau thai. Do đó thai nhi sẽ được tiếp nhận nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi còn lại.

Thứ hai, khi mẹ sinh đôi cùng trứng nên để ý tình trạng rối hay thắt cuống rốn nếu cả 2 thai nhi nằm trong cùng một buồng ối. Lý do là bởi khi mang thai đôi không gian lúc này trở nên chật hơn.

Thứ ba, em bé sinh ra có khả năng bị dị tật, dị dạng cao hơn những mẹ bầu mang một thai hay sinh đôi khác trứng (sinh đôi khác bố).

Thứ tư, khi sinh nở những người mẹ sinh đôi thường khó sinh hơn những mẹ mang một thai. Hầu hết các trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ cho mẹ bầu mang hai thai.

Hy vọng bài viết trên đây của Lucky Baby đã có thể cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về quá trình sinh đôi cùng trứng là gì? Để từ đó có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như những điểm khác biệt của cả hai bé yêu và có thai kỳ hạnh phúc, đón 2 bé yêu chào đời khỏe mạnh, bình an.

 

Trong quá trình mang thai song sinh mẹ cần lưu ý những gì?

Mang thai đôi, mang song thai có nghĩa là trong bụng mẹ, cùng một lúc có hai em bé đang lớn lên. Trong quá trình mang thai song sinh mẹ cần lưu ý những gì? Rất nhiều vấn đề về sức khỏe để có thể có một thai kỳ trọn vẹn, sinh con an toàn. Vì vậy, bài viết sau Lucky Baby sẽ chia sẻ kinh nghiệm mang thai đôi cực hữu ích cho các bà bầu.

1. Thai đôi được hình thành như thế nào?

Song thai là hiện tượng phổ biến nhất trong mang đa thai, chiếm đến 90% tổng số phụ nữ đa thai.
Dựa theo sinh học, thai đôi được chia thành hai loại là thai đôi cùng trứng (hay thai đôi đồng hợp tử) và thai đôi khác trứng (hay thai đôi dị hợp tử).

Thai đôi cùng trứng là một hợp tử được hình thành từ một cặp trứng và tinh trùng. Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ chia thành hai phần để phát triển thành hai cá thể riêng biệt. Hai đứa trẻ sinh cùng trứng sẽ chung nhau thai và giống nhau về đặc điểm hình thức, giới tính.
Còn thai đôi khác trứng, hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau, là hiện tượng cùng lúc rụng hai quả trứng và thụ thai với hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt.

2. Phụ nữ mang song thai cần được theo dõi nhiều hơn bởi các bác sĩ sản khoa

Thực tế, thai đôi cần phải được dõi nhiều hơn thai đơn. Sản phụ lúc này sẽ được tiến hành siêu âm thường xuyên nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai cho các mẹ bầu đang mang thai đôi. Điển hình như, cơ hội sẩy thai sau chọc ối tầm soát dị tật sẽ cao hơn trong lần mang thai đôi. Nếu nguy cơ sẩy thai là 1/1.000 trong đơn thai, thì nó sẽ lên tới 1/500 ở thai đôi.

3. Dấu hiệu nhận biết thai đôi

Phụ nữ mang thai đôi thường có triệu chứng ốm nghén nặng nề hơn hoặc cảm giác căng tức vú nhiều hơn những thai phụ đơn thai bình thường khác. Họ cũng có thể tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp mang thai đôi đều được xác định nhờ vào siêu âm thai

Theo nhiều khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai đôi nên được bổ sung dinh dưỡng để được tăng cân nhiều hơn so với những người phụ nữ mang đơn thai. Nhu cầu năng lượng trung bình cần đạt là 300 calories/ ngày cho một phôi thai. Điều này có nghĩa nhu cầu năng lượng ở thai phụ mang song thai là 600 calories/ ngày.

4. Mẹ nên làm gì khi mang đa thai?

Khi được chẩn đoán mang đa thai, mẹ bầu hãy tuân thủ các biện pháp sau để hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp phải cho cả mẹ lẫn bé:

 

Quá trình mang thai song sinh – Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ đa thai cao hơn so với mang thai đơn

 

Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Khi nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên gấp đôi, gấp ba… mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng cho cả trẻ sơ sinh sau này. Thực đơn cho mẹ cần đa dạng, đủ cả lượng và chất, trong đó tăng cường các vi chất quan trọng như sắt, canxi, axit folic, vitamin A… 

Theo dõi thai chặt chẽ 

Mẹ bầu thường được khuyên đến bác sĩ thường xuyên hơn để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Việc siêu âm đúng lịch cũng giúp bác sĩ sớm phát hiện các dị tật thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những tai biến sản khoa (như tiền sản giật, hội chứng truyền máu song thai…) để có hướng can thiệp kịp thời.

Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh làm việc quá sức nhằm hạn chế các nguy cơ biến chứng thai kỳ. 

Khâu cổ tử cung 

Để tránh tình trạng cổ tử cung mở quá sớm, bác sĩ thường chỉ định khâu cổ tử cung ở các mẹ bầu mang đa thai. Điều này giúp giữ cho thai nhi ở lâu nhất trong bụng mẹ, hạn chế nguy cơ bé gặp phải các vấn đề sức khỏe nếu chẳng may sinh non. 

Uống thuốc đầy đủ

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hỗ trợ dinh dưỡng và các kích thích tố khác để đảm bảo kỳ sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn.

5. Bạn cần làm gì trong thời gian mang song thai?

  • Tầm quan trọng của việc mang thai song sinh làm cho các bà bầu nhiều lúc cảm thấy mình không được quan tâm  trong thời gian mang thai mặc dù các nhân viên sản khoa luôn cố gắng không để xảy ra việc đó. Chính vì vậy, các bà bầu phải có ý thức cho việc chăm sóc cho bản thân mình.
  • Tự chăm sóc bản thân, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang song thai.
  • Hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Đảm bảo cơ thể bạn có đủ axit folic, protein, sắt và chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe cho thai nhi.
  • Dành thời gian để thư giãn. Cơ thể bạn đang làm việc 24 giờ mỗi ngày để phát triển và giúp hai bé trưởng thành. Điều đó có nghĩa sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi bạn không làm việc nhiều.
  • Cần hoàn thành công việc tại Công ty của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thai nhi được hơn 6 tháng. Xem xét ngày nghỉ phép của bạn với phòng nhân sự. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy lấy giấy chứng nhận từ bác sĩ. Lên kế hoạch và thông báo cho sếp của bạn khi bạn cần nghỉ sớm.
  • Tham gia các cuộc họp và trò chuyện với các bậc cha mẹ khác trước khi bạn sinh. Họ sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn cách thức sinh của bạn. Đọc những gì bạn có thể và hỏi rất nhiều câu hỏi. Các thông tin hữu ích đó sẽ giúp bạn vượt qua được sự lo lắng một cách dễ dàng.
  • Nếu bạn đã có con lớn, hãy gửi chúng đến nơi tin cậy để chúng được chăm sóc tốt hơn. Hai vợ chồng bạn cần có khoảng thời gian riêng tư trước khi sinh để chuẩn bị cho khoảnh khắc mừng đón cặp song sinh chào đời.

Trên đây là một số điều liên quan đến trong quá trình mang thai song sinh mẹ cần lưu ý. Hy vọng với kinh nghiệm mà Lucky Baby đã chia sẻ, các bà mẹ mang thai song sinh sẽ có một thời kỳ thai nghén thật thoải mái.

 

 

Vì sao sinh đôi? Bật mí, bí mật cho mẹ và bé

Vì sao lại mang thai đôi, đến nay trong chúng ta vẫn còn không ít người thắc mắc về vấn đề hiện tượng sinh thai đôi. Ngay cả chính những người trong cuộc, là cha là mẹ của những em bé sinh đôi nhiều khi vẫn đặt dấu hỏi cho vấn đề này. Vậy cụ thể mang thai đôi là gì hay tại sao lại có hiện tượng này, chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết ở bài viết này bạn nhé!

1. Mang thai đôi là gì?

Về khái niệm, mang thai đôi là trạng thái có cùng một lúc hai em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Có thể nói mang thai đôi là một trường hợp hiếm, bởi lẽ thông thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ có 1 quả trứng được giải phóng. Sau khi trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi và thường chỉ có 1 em bé được chào đời.

2. Các trường hợp của hiện tượng sinh thai đôi

 

     Vì sao sinh đôi? Mang thai đôi có những hiện tượng gì? Cùng Lucky Baby bật mí, bí mật cho mẹ và bé

 

Hiện tượng sinh thai đôi có nghĩa là một phụ nữ có thể mang cùng lúc 2 thai nhi trong cùng một quá trình mang thai và sinh được 2 em bé trong 1 lần vượt cạn. Các em bé sinh ra có thể giống nhau về giới tính, hình dạng hoặc khác giới.

Sinh đôi giả có nghĩa là có 2 trứng riêng lẻ của người mẹ được rụng cùng một lúc và được thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau của người bố. Hai hợp tử này sẽ được tạo thành và phát triển thành 2 phôi khác nhau và cùng phát triển trong tử cung của người mẹ.

Hai đứa trẻ sinh ra có thể cùng giới hoặc khác giới và chỉ giống nhau như hai anh chị em ruột mà thôi.

Trường hợp sinh đôi thực là hiện tượng một trứng sau khi được thụ tinh đột nhiên tách làm đôi ở đầu kỳ phát triển, mỗi nửa ấy sẽ phát triển thành một phôi và sau đó tạo thành 2 đứa trẻ và khi sinh ra hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ hoàn toàn giống nhau về giới tính, về hình dáng và nhóm máu, về tính kháng nguyên,…

3. Dinh dưỡng khi mang song thai

Thông thường, phụ nữ mang thai có nhiều cân sẽ tăng cân hơn so với phụ nữ mang thai một thai nhi. Cần thêm 300 calo mỗi ngày cho mỗi thai nhi. Chẳng hạn, nếu bạn mang thai cặp song sinh, bạn cần thêm 600 calo mỗi ngày.

Vì vậy, phụ nữ mang song thai cần phải bổ sung dinh dưỡng gấp đôi để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng đều.

4. Rủi ro có thể gặp phải khi mang thai song sinh khác trứng

Một số biến chứng có nguy cơ xảy ra cao hơn khi sản phụ mang thai sinh đôi khác trứng, cũng tương tự như các trường hợp mang song thai khác. Các biến chứng thai kỳ thường gặp, bao gồm:

  • Các bé sinh ra có thể có cân nặng thấp hơn so với tuổi thai bình thường.
  • Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi các bé đã phát triển khá lớn, không gian trong tử cung sẽ bị bó hẹp lại. Điều này sẽ khiến cho việc phát triển của các bé cũng bị hạn chế phần nào.
  • Nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ cũng cao hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai cao hơn và khả năng một trong hai bé sẽ tử vong khi chào đời.
  • Nguy cơ sinh non tăng cao.

Do đó, thai phụ sinh đôi cần được theo dõi thường xuyên, thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.

Hi vọng bài viết trên của Lucky Baby đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Vì sao sinh đôi?”. Trong trường hợp bạn phát hiện bản thân sớm có những dấu hiệu mang thai đôi, hãy tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có được kết quả chính xác nhất bạn nhé!

Cách tính ngày rụng trứng chính xác để sinh con theo ý muốn

Tính ngày rụng trứng để sinh con theo ý muốn là điều mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Vậy cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai, con gái đúng ý muốn là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình!

Xác định được ngày rụng trứng có phải là cơ hội vàng để thụ thai?

 

                                          Cách tính ngày rụng trứng chính xác để sinh con theo ý muốn

 

Mỗi chị em phụ nữ có một lượng trứng nhất định bên trong cơ thể và mỗi tháng sẽ có một nàng trứng “rời tổ”, rơi xuống tử cung chờ đợi chàng tinh binh. Nếu không được thụ tinh, sau hai tuần nồng độ hormone trong máu làm cho các niêm mạc tử cung vỡ ra, chảy ra ngoài theo đường âm đạo bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Chu kỳ kinh nguyệt là cơ sở để tính ngày rụng trứng.
Thời gian sống và chờ đợi của “nàng trứng” gói gọn trong 24 giờ và có thể thụ tinh trong gia đoạn này. Do đó, nhiều người cho rằng đây là thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất. Thực tế thời gian sống của trứng chỉ có 1 ngày còn tinh trùng kéo dài từ 3-5 ngày. Do đó, trước thời điểm rụng trứng nếu có sẵn một đội quan đang chờ thì khả năng thụ thai thành công sẽ rất cao.

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Thực tế đã có rất nhiều cặp vợ chồng sinh con đúng với giới tính mong muốn mà chỉ cần dựa vào tính chuẩn xác ngày rụng trứng. Việc lựa chọn giới tính của con trước sinh cũng là một cách để các cặp đôi có được sự chuẩn bị tốt nhất cho em bé sau này:

Tính ngày rụng trứng để sinh con trai ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ thuận lợi hơn bởi rất dễ nhận biết ngày rụng trứng của họ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 28 – 32 ngày, ngày rụng trứng là ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ kinh nguyệt; Ví dụ, tổng ngày của một chu kỳ kinh là 30 trừ đi 14 thì ngày thứ 16 của chu kỳ sẽ là ngày rụng trứng. Để tránh sai số, có thể cộng trừ thêm 1, 2 ngày trước sau để có kết quả thụ thai cao nhất.

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường là 28 ngày, nhưng cũng có người dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu chu kỳ của bạn đều, dao động trong khoảng 23 – 32 ngày thì việc theo dõi ngày rụng trứng cũng dễ dàng hơn. Đây cũng là bí quyết để sinh con gái mà bạn có thể thử. Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái như sau:

Giả sử chu kỳ kinh được ký hiệu là X thì ngày rụng trứng là: RT = X – 14. Ngày thụ thai (TT) để dễ ra bé gái nhất là: TT=RT + 2 hoặc TT = RT – 2.

Ví dụ cụ thể: Nếu chu kỳ kinh 30 ngày thì ngày thụ thai thích hợp nhất là: 30 -14 + 2 = 18 hoặc 30 – 14 – 2 = 14. Có nghĩa là ngày thụ thai dễ sinh con gái là ngày thứ 14 và 18 của chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có nghĩa là quan hệ trước hoặc sau 2 ngày so với ngày rụng trứng.

Một số lưu ý để nhanh thụ thai

  • Quan hệ tình dục đều đặn: Đây là lưu ý hết sức quan trọng để dễ thụ thai. Hãy quan hệ đều đặn mỗi ngày hoặc cách một ngày bởi tinh trùng có thể sống tới 5 ngày trong âm đạo nhưng trứng lại có tuổi thọ không quá 1 ngày trong khi không phải lúc nào bạn cũng có thể biết chính xác thời gian rụng trứng.
  • Tránh xa những thói quen xấu: Không thức quá khuya, uống nhiều rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… là việc hai vợ chồng cần làm để tăng khả năng thụ thai.
  • Tập thể dục đều đặn: Đây là lưu ý mà nhiều người thường hay bỏ qua. Nếu muốn sớm có thai, hãy chăm chỉ tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt nhất.
  • Hạn chế căng thẳng: Nhiều người không biết rằng, căng thẳng khiến lượng hormone cũng suy giảm. Chính vì vậy, hãy luôn vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress để tăng cao khả năng thụ
  • Chế độ ăn uống: Để tăng khả năng thụ thai cũng như để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, hai vợ chồng bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Đây là tuyệt chiêu tính ngày rụng trứng giúp vợ chồng dễ thụ thai mà Lucky Baby muốn chia sẻ đến các bạn. Tuy nhiên, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi có kế hoạch mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử có thai tự nhiên từ 6 tháng đến 1 năm  nhưng vẫn chưa thành công, thì lời khuyên là nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tránh bỏ lỡ độ tuổi vàng để thụ thai.

Cho con bú và những vấn đề mẹ cần khắc phục

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên để trẻ tận hưởng món quá quý giá này, người mẹ cần biết cách cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách để nguồn sữa mẹ đạt hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh đó, một số mẹ khi cho con bú thường gặp những vấn đề như cảm giác đau, viêm vú, căng sữa… và làm cho các mẹ cảm thấy việc cho con bú trở nên khó khăn. Hãy cùng Lucky Baby tìm hiểu những vấn đề thường gặp ở mẹ khi cho con bú và những vấn để của mẹ giải pháp khắc phục để giảm bớt tình trạng này nhé!

Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng cách

+ Trước khi cho bé bú: Dùng khăn ẩm sạch lau cẩn thận đầu ti và vùng xung quanh, sau đó vắt bỏ một vài giọt sữa đầu rồi mới cho bé bú.

+ Cách cho bé bú:

  • Ẵm bé trong lòng sao cho đầu và thân bé nằm trên một đường thẳng, mặt bé quay vào vú mẹ, mũi bé đối diện với núm vú. Nhớ đỡ mông bé mẹ nhé. Nhìn bé âu yếm và trò chuyện dịu dàng cũng giúp bé bú dễ hơn đấy.
  • Giữ ngón tay cái trên vú, các ngón còn lại tựa vào ngực dưới vú, dùng ngón tay trỏ nâng vú.
  • Để giúp trẻ ngậm vú, mẹ chỉ cần cham vú vào môi bé, đợi đến khi miệng bé mở rộng, đưa miệng bé vào vú sau cho môi dưới của bé ở dưới núm vú.

+ Khi bé ngưng bú: Không nên kéo bé ra khỏi vú mà mẹ nên chèn ngón tay út vào khóe miệng bé giữa hai hàng nướu và nhẹ nhàng tách miệng bé khỏi đầu vú. Ẵm bé dậy, vuốt nhẹ lưng để bé ợ.

Những vấn đề thường gặp khi cho con bú và những vấn đề của mẹ. Cách giải pháp hiệu quả nhất

        Cho con bú và những vấn đề của mẹ, cùng Lucky Baby khám phá nào mẹ ơi!

  • Khó khăn trong việc tìm một tư thế để bé có thể thoải mái bú.
  • Ít sữa hoặc có quá nhiều sữa.
  • Đầu ti bị đau nhức. Tư thế của mẹ và bé không đúng có thể dẫn đến việc đầu ti bị nứt, phồng rộp hoặc bị xước.
  • Bị tắc sữa.
  • Tâm trạng lo lắng. Hãy xin lời khuyên của những người đã có kinh nghiệm trong vấn đề này mà bạn tin tưởng.
  • Đôi khi, hãy tin vào trực giác của mình!
  • Sự thiếu tự tin. Khi mới bắt đầu, có thể bạn sẽ gặp một số khó khăn. Hãy lạc quan và tích cực để làm quen với nó và dần dần bạn sẽ thấy mình cho con bú một cách dễ dàng.
  • Một số bà mẹ đã từng làm phẫu thuật ngực có thể có vấn đề trong việc sản xuất sữa cho con. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể cho con bú mẹ. Trong trường hợp không đủ sữa cho con, bạn có thể cho bé bú thêm sữa ngoài.

Qua từng thời kì, từng giai đoạn mà các mẹ cần phải chăm sóc con thật tốt. Các mẹ cùng tham khảo thêm các giai đoạn phát triển của bé, để biết thêm con mình cần những gì phù hợp nhất nhé!

Lưu ý khi cho bé bú

  • Giữ tinh thần thoải mái khi cho bé bú.
  • Cho bé bú đều cả hai bên vú.
  • Vắt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú xong
  • Vệ sinh sạch ti và khu vực xung quanh sau khi bé bú xong.
  • Tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm mẹ nhé, tránh trường hợp bé bị vú mẹ chèn ngộp thở dẫn đến tử vong.
  • Mang theo một cái khăn và choàng qua vai che phần ngực của mẹ vừa để ủ ấm cho bé vừa đỡ ngại khi cho bé bú ở nơi công cộng.

Hy vọng với những giải pháp và hưỡng dẫn trên sẽ ích ích cho các mẹ khắc phục được những tình trạng khi cho con bú và cảm thấy việc cho con bú trở nên đơn giản, dễ chịu và thiêng liêng nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng Lucky Baby để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho cả nhà nhé!

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ sau sinh

Sau khi sinh, chế độ dinh dưỡng cần ăn uống đầy đủ và lành mạnh, để hồi phục sức khỏe cho mẹ, giúp lấy lại lượng máu mất sau sinh, giúp đủ sữa cho bé bú và đặc biệt cung cấp năng lượng cần thiết để chăm sóc cho em bé. Vì vậy sau sinh và trong thời gian cho con bú, mẹ nên ăn đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, nếu như kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ lẫn bé yêu. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Chất dinh dưỡng mẹ cần cung cấp sau sinh

 

                   Những chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ sau sinh

 

Mặc dù chế độ dinh dưỡng của bạn không cần “ăn cho hai người” như lúc còn mang thai, nhưng cơ thể bạn cần phục hồi  sau quá trình mang thai, vượt cạn, hơn nữa cần bổ sung dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ nên chế độ ăn rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên “tẩm bổ” quá nhiều. Chế độ ăn uống tốt nhất cho phụ nữ trong giai đoạn cho con bú chỉ đơn giản là một chế độ dinh dưỡng bình thường, lành mạnh, cân bằng, đa dạng thực phẩm với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Ngũ cốc: Chọn bánh mì và gạo nguyên hạt vì chúng chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn.

Trái cây và rau quảChọn những loại có màu sáng vì chúng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Nên ăn trái cây và rau quả tươi hoặc chế biến theo cách hấp hoặc luộc chín tới để giữ được lượng vitamin cần thiết.

Protein: Thực phẩm như đậu, hải sản, thịt nạc, trứng và các sản phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh. Ăn các loại cá giàu omega 3 như cá hồi. Hãy tiêu thụ khoảng 5-7 phần ăn mỗi ngày.

Canxi:Bạn sẽ cần khoảng 1.000mg canxi – tương đương với 3 phần sữa ít béo trong ngày.

Sắt: Cung cấp đủ sắt giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào máu mới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị mất nhiều máu trong quá trình sinh nở. Thịt đỏ và thịt gia cầm có nhiều chất sắt. Đậu phụ và các loại đậu cũng vậy. Chú ý, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày đối với phụ nữ đang cho con bú là 9mg sắt mỗi ngày.

Khi mới sinh, nếu bạn bị bội nhiễm, nếu bạn có bất cứ tình trạng sức khỏe đặc biệt nào cần thực hiện chế độ ăn kiêng chuyên biệt nào, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn, giới thiệu thực phẩm bổ sung nếu cần thiết.

Mẹ sẽ cần bao nhiêu năng lượng sau khi sinh?

Khi sản xuất ra sữa sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng của mẹ. Năng lượng cần thiết bổ sung cho phụ nữ cho con bú tương đương với năng lượng để người mẹ tiết ra sữa. Số lượng sữa trung bình một ngày mẹ cho con bú là 750-850ml, tương đương với 67kcal/100ml, tính ra là 502 đến 570kcal/ngày. Hiệu quả tổng hợp sữa ở cơ thể người mẹ là 90%, điều đó có nghĩa là năng lượng cần tăng thêm 550 đến 625kcal/ ngày,vào khoảng 2.800 kcal/ngày so với nhu cầu khi người mẹ không cho con bú. Những con số này được dựa trên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, sau thời gian đó có thể mẹ sẽ cần ít năng lượng hơn khi chỉ còn cho bé bú một phần.

Sau sinh thì kiêng ăn gì?

Để phòng tránh các bệnh hậu sản, mẹ sau sinh mổ và sinh thường cần tránh ăn:

– Các thức ăn gây khó tiêu: Chúng có thể khiến mẹ có nguy cơ bị đầy bụng hoặc táo bón.

– Các thực phẩm lạnh: Sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu nên kiêng các thực phẩm lạnh như nước lạnh, nước đá, kem, đồ ăn để trong tủ lạnh. Chúng dễ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa như bị lạnh bụng hay nhiễm trùng đường hô hấp.

– Thực phẩm làm tăng nguy cơ để sẹo vết mổ: Lòng trắng trứng, rau muống hay các món nếp làm ảnh hưởng xấu đến quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ gây viêm vết mổ hoặc để sẹo. Do vậy cần tránh những thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.

– Thực phẩm dễ gây nóng: Bà đẻ kiêng ăn gì? Sầu riêng hãy nhãn là những thực phẩm mẹ sau sinh nên kiêng vì chúng dễ gây nóng trong người, nổi mụn, trĩ hoặc táo bón.

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gà rán, nem rán, khoai tây chiên,… nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì. Chúng đều không tốt cho sức khỏe của mẹ mới sinh.

Chúc các bà mẹ có một chế độ dinh dưỡng tốt để bảo đảm có đầy đủ sữa nuôi con, mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tối ưu của con. Để có thêm nhiều kiến thức thú vị mời mẹ và bé tham khảo thêm mẹ bầu cần chuẩn bị gì sau sinh của Lucky Baby nhé!

Hotline: 0984.721.086
Fb: tabimluckybaby