
Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7
Mang thai tháng thứ 7 là lúc mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Thời gian này bạn bắt đầu phải làm nhiều siêu âm và xét nghiệm hơn, tâm lý cũng trở nên lo lắng hơn. Vậy những điều cần biết lưu ý khi mang thai tháng thứ 7 là gì? Cùng Lucky Baby tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Những chế độ dinh dưỡng điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7
- Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp vừa đủ lượng mỡ, các bà mẹ khi nấu ăn nên dùng dầu thực vật để đảm bảo lượng dàu vừa phải và không gây béo phì. Một số loại dầu bà bầu nên bổ sung khi nấu ăn như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lạc hoặc vừng để cung cấp lượng mỡ… Đồng thời bổ sung nhiều loại cá có chứa axit béo omega 3, giúp não thai nhi phát triển tốt cũng như tăng tỉ số IQ của bé sau này.
- Bà bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ, việc ăn uống từ từ và điều độ sẽ giúp cho việc hấp thự dinh dưỡng vào cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, tháng 7 bụng các bà bầu cũng nặng nề, nên việc ăn quá no trong 1 bữa ăn sẽ khiến bụng mang một lượng thức ăn quá nhiều, khiến bà bầu mệt nhọc hơn.
- Bổ sung sữa để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và canxi cho bé, các bà mẹ nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, lựa chọn sữa có nguồn góc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo sức khỏe bà bầu là trên hết. Việc bổ sung sữa sẽ góp phần vào quá trình xương bé phát triển nhanh và cứng cáp hơn.
- Ngoài ra, bà bầu mang thai tháng thứ 7 nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, sắt, chất đạm… như trái cây, rau có màu xanh đậm, trái cây tươi, thịt, cá. Giai đoạn này một số bà bầu thường bị táo bón vì thế mà cung cấp lượng nước là điều hết sức quan trọng hoặc có thể ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.
Tham khảo thêm bài viết chuyên mục Mang Thai để có thêm kiến thức mẹ nhé!
Những chuyển động của thai nhi 7 tháng tuổi mẹ cần biết
Bạn có thể sẽ được trải nghiệm thường xuyên những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi. Mang thai tháng thứ em bé đạp nhiều hoặc thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 cũng không phải là điều quá đáng lo, đây có thể là dấu hiệu cho bé hiếu động hoặc bé đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé đạp nhiều đột ngột, cử động nhiều hơn 20 lần và liên tục hoặc đạp ít hơn 10 lần/ngày, bạn nên đi khám.
Các bệnh có thể gặp khi mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 7 tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần
Tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần và thăm khám tương tự như các tháng trước với các chỉ số: cân nặng, huyết áp, nước tiểu, nhịp tim nhi, chiều cao của tử cung, kích thước và hình dạng của tử cung, kích thước và vị trí của thai nhi.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm khám xem bạn có bị sưng mắt cá chân và bàn chân hay không. Đặc biệt nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, thay đổi thị giác hoặc đau bụng, rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp.
Nếu nhóm máu của bạn là Rh-, hãy nói với bác sĩ để được tiêm Rhogam trong tháng này nhằm ngăn ngừa biến chứng.
Các thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 7 nên tránh
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất như đã đề cập thì việc hạn chế một số thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai cũng rất quan trọng đối với thai phụ. Các thực phẩm thai phụ nên tránh gồm có:
- Thức ăn quá cay, dầu mỡ: Nếu mẹ bầu tiêu thụ lượng lớn đồ chiên rán, cay nóng sẽ dẫn tới hiện tượng ợ nóng ở thai phụ
- Các món quá mặn: Việc ăn đồ mặn, chứa nhiều muối làm tình trạng sưng phù trong thai kỳ trở nên trầm trọng hơn, việc hạn chế ăn mặn sẽ giúp hạn chế hấp thu natri vào cơ thể
- Cà phê, rượu bia, thuốc lá: Đây là những thứ cần tuyệt đối tránh trong suốt thai kỳ vì làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc hội chứng rượu bào thai.
- Thức ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh có thể đem lại cảm giác ngon miệng nhưng đây đều là những thức ăn không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, thai phụ tốt nhất nên chọn những đồ ăn tươi để đảm bảo khả năng hấp thụ cũng như kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu thụ mỗi ngày.
Những chế độ dinh dưỡng điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7 có vai trò rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ để chuẩn bị đến giai đoạn vượt cạn. Vì thế ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.