
Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bé cao lớn thông minh và khỏe mạnh là điều mà tất cả các mẹ đều mong muốn. Chính vì vậy, bảng đo chiều cao, cân nặng chuẩn của bé là một trong những công cụ đắc lực nhất giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khoẻ và thể chất của con yêu. Để giúp cho mẹ có thể theo dõi được chiều cao cân nặng của trẻ đã đạt chuẩn hay chưa, có bị thừa hay thiếu cân, chậm lớn hay không, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 – 5 tuổi để các mẹ tham khảo.
1. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái theo WHO
Để giúp các bậc cha mẹ có thể theo dõi chính xác quá trình phát triển của con mình. Bác sĩ khuyến cáo các mẹ nên theo dõi qua bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái của WHO như sau.

Bảng theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ theo WHO
Mục Lục
2. Trẻ cân nặng bao nhiêu là bình thường?
- Cân nặng trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng bình thường vào khoảng 2,9 – 3,8kg.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.
- Trong năm thứ hai, tốc độ tăng trưởng cân nặng chuẩn của bé trung bình là 2,5-3kg.
- Sau 2 năm, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của bé là 2kg cho đến tuổi dậy thì.
3. Mẹ cần làm gì khi đo chiều cao của bé
- Luôn cởi giày, mũ nón trước khi đo chiều cao củe trẻ.
- Đo chiều cao chuẩn của bé chính xác nhất là vào buổi sáng đó mẹ!
- Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa.
- Chiều cao bé trai sẽ có phần nhỉnh hơn chiều cao bé gái, mẹ không cần quá lo lắng đâu nha.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của con, một trong những yếu tố đó là:
- Gen di truyền: Bé sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ khi sinh ra. Vì vậy, yếu tố di truyền có tác động đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao.
- Dinh dưỡng và môi trường sống: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, khiến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường hay khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
- Các bệnh mãn tính: Những trẻ có bệnh lý mạn tính, khuyết tật hay đã từng phải phẫu thuật thì có thể là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
- Sự quan tâm của bố mẹ: Theo nghiên cứu, những trẻ nhận được sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển thể chất lẫn tinh thần.
- Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Việc luôn chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Do đó nếu mẹ bầu thường căng thẳng thì sẽ khiến sự phát triển trí tuệ, kỹ năng vận động của trẻ kém hơn. Do đó, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin.
- Vận động thể chất điều độ: Việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh ở bé. Do đó, trẻ cần tham gia nhiều các môn thể thao để giúp tăng cường chiều cao. Đối với những trẻ thừa cân béo phì thì việc tích cực vận động sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Các mẹ có thế tham khảo thêm: Những thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình bé chào đời và lớn khôn. Do đó, mẹ hãy lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp cho bé có sự phát triển hoàn thiện nhất nhé!